Thứ Hai, 25 tháng 10, 2021

CHỦ QUYỀN VIỆT NAM TRÊN VÙNG NAM BỘ

  

                                                                             TS. Vũ Trung Kiên

Học viện Chính trị khu vực II

         Những năm vừa qua, một số phần tử quá khích người Campuchia có quan hệ với Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia đã có nhiều hành động tụ tập biểu tình trước đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia cũng như gây rối tại một số vùng biên giới Việt Nam - Campuchia. Luận điệu là những người quá khích này đưa ra là đòi vùng đất đòi đất Nam Bộ, nhất là Tây Nam Bộ. Họ cho rằng Nam Bộ là lãnh thổ của Campuchia nên nó phải được trả về cho Campuchia. Những chứng cứ lịch sử và pháp lý về vùng đất này đều khẳng định đây là một phần lãnh thổ thiêng liêng của nước Việt Nam.

Kỳ 1Phù Nam - cư dân và Nhà nước đầu tiên trên vùng đất Nam Bộ

Ai là những chủ nhân đầu tiên của vùng đất Nam Bộ là một câu hỏi lớn của lịch sử và không dễ giải đáp, bởi văn tự và những dữ kiện lịch sử mới chỉ được ghi chép cách đây mấy nghìn năm. Tuy nhiên, từ những thư tịch cổ còn giữ lại đến hôm nay thì vùng đất Nam Bộ là lãnh thổ xưa của một vương quốc có tên gọi Phù Nam. Người Phù Nam chính là những chủ nhân đầu tiên đã thiết lập nên nhà nước ở vùng đất Nam Bộ hiện nay.

Các thư tịch cổ của Trung Quốc còn giữ lại đến hôm nay đã ghi chép rất nhiều các dữ kiện về vương quốc Phù Nam. Các sách có chép về Phù Nam bao gồm: 1) Tấn Thư, 2)Tống thư, 3) Nam Tề thư, 4) Lương Thư, 5) Tùy thư. 6) Cựu Đường thư, 7) Tân Đường thư, 8) Tân ngũ, 9) Tống sử và 10) Nguyên sử.

Tấn thư chép: “Phù Nam, cách phía Tây Lâm Ấp (tức Chiêm Thành - NV) hơn ba ngàng dặm, ở trong vịnh biển lớn, địa giới nước ấy dài rộng ba ngàn dặm, có thành ấp cung thất. Người (nước ấy) đều đen xấu, tóc quăn, cởi trần, đi đất. Tính cách thật thà, không làm việc trộm cướp, lấy trồng cấy làm nghề chính, trồng một lần, thu hoạch trong ba năm…[1]”.

Tống thư, quyển 97 chép: “Nước Phù Nam, các năm Nguyên Gia thứ mười một (434), Mười hai (435), Mười lăm (438), đời Thái tổ, quốc vương là Trì Lê Bạt Ma (tức Sri Indravacman) đều sai sứ sang phụng cống[2]”.

Thứ Bảy, 23 tháng 10, 2021

ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN - KỲ TÍCH LỊCH SỬ VÀ BIỂU TƯỢNG SÁNG NGỜI CỦA Ý CHÍ VÀ KHÁT VỌNG GIẢI PHÓNG MIỀN NAM THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC

                                                             TS. NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG

                                                Học viện Chính trị Khu vực II

                                  

TCCS - Đường Hồ Chí Minh trên biển là tuyến vận tải chiến lược nối liền hậu phương miền Bắc với tiền tuyến miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sáu mươi năm đã trôi qua (1961 - 2021), nhưng những kỳ tích năm xưa về tuyến đường huyền thoại trên biển vẫn là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết và khát vọng độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam.


Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu cựu chiến binh Đường Hồ Chí Minh trên biển và đại diện, lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị Quân chủng Hải quân nhân dân Việt Nam_Ảnh: TTXVN

Thứ Ba, 5 tháng 10, 2021

NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI THƯƠNG BINH, LIỆT SĨ

 Ái Nhi

Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm tới sự hy sinh cao cả của các anh hùng, thương binh, liệt sĩ. Đó là những con người dũng cảm xả thân cho Tổ quốc được độc lập, tự do; cống hiến cả tuổi xanh của mình cho tương lai đất nước. Người nêu rõ: “Máu đào của các thương binh, liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do”. Cảm thông với những thiệt thòi của thương binh, liệt sĩ và gia đình họ trong cuộc sống hoà bình, Bác đã kêu gọi đồng bào chia sẻ với những tâm tư, mất mát lớn của thương binh, liệt sĩ. 

Bác Hồ với anh hùng và chiến sĩ thi đua miền Nam (tháng 11/1965). Ảnh: TL

SỨC MẠNH CỦA CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG “GIẶC” COVID-19

                                                                                                             NHƯ QUỲNH

(VNTV). Thế giới vẫn đang đối mặt với đại dịch Covid-19 cùng nhiều thách thức đặt ra cho nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, Việt Nam cũng trải qua 3 đợt “sóng” Covid, và đang phải căng mình chống lại đợt “sóng” thứ tư với sự phức tạp và hiểm nguy tăng lên rất nhiều do chủng Delta gây nên. Theo thông tin của Bộ Y tế, tính từ đầu đợt “sóng” thứ tư (24/4) đến sáng ngày 30/7, Việt Nam đã ghi nhận 129.571 ca nhiễm Covid-19 ở 62 tỉnh, thành phố; tổng số ca được điều trị khỏi là 31.780.

          Cho đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã gây nên những tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội và sinh mạng người dân; song, không thể phủ nhận những thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được trong cuộc chiến chống Covid-19. Những thành tựu đó đã được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. Để có được kết quả đó là do rất nhiều yếu tố như:sự ưu việt của thể chế chính trị, năng lực của ngành y tế, hiệu quả của công tác truyền thông, tinh thần đoàn kết, đồng lòng của các tầng lớp nhân dân… Trong đó, không thể không nhắc đến chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã tạo sức mạnh to lớn trong cuộc chiến này.

GIÁ TRỊ VÀ Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH QUA DI CHÚC

 Thiếu tướng, PGS.TS, NGƯT Nguyễn Văn Thế

(TG)- Sáng rõ tầm nhìn thời đại và vẹn nguyên giá trị định hướng, 50 năm sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, Di chúc của Người vẫn là những chỉ dẫn quý báu, động lực tinh thần vô giá giúp toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta vượt qua khó khăn, tận dụng thời cơ, đối diện thách thức để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa phát triển bền vững.


Cách đây 50 năm, trước khi từ biệt thế giới này để “đi gặp Cụ Các Mác, Cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta một văn kiện lịch sử vô giá; kết tinh tư tưởng, đạo đức, phong cách của một vĩ nhân, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới - đó là bản Di chúc mà Người gọi là Tài liệu “Tuyệt đối bí mật”. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh qua Di chúc của Người mang giá trị cách mạng, khoa học và nhân văn, có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.

TƯ TƯỞNG ĐỊNH HƯỚNG LỚN TRONG DI CHÚC

Tư tưởng lớn có giá trị và ý nghĩa thời sự được đặt lên hàng đầu thể hiện trong Di chúc của Người là tư tưởng về Đảng và xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam. Tài sản quý giá nhất về xây dựng tổ chức cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho nhân dân ta, dân tộc ta đó là Đảng Cộng sản Việt Nam - một Đảng cách mạng, chân chính do Người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Để xứng đáng với vai trò tiền phong, với vị thế cầm quyền, Đảng phải luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; không ngừng nâng cao bản chất giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình và phải đoàn kết thống nhất, thường xuyện tự phê bình và phê bình, gắn bó mật thiết với nhân dân…

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN

 

Phạm Ngọc Anh

Những thành tựu nổi bật trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người

Năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng chính thức tuyên bố đường lối đổi mới, với nội dung cơ bản là chuyển nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; dân chủ hóa đời sống xã hội trên cơ sở xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; mở cửa tăng cường giao lưu hợp tác với bên ngoài trên tinh thần Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước, phấn đấu vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Với việc đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chính sách, coi con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của công cuộc phát triển, đường lối đổi mới kể trên không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà đồng thời chi phối mạnh mẽ nhận thức và thực tế bảo đảm quyền con người ở nước ta trong thời gian qua.

Về mặt nhận thức, cùng với việc coi trọng vị thế và vai trò của con người, vấn đề quyền con người cũng được coi trọng và đánh giá tương ứng. Hiến pháp năm 1992 (Điều 50) lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ quyền con người và khẳng định: “ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Cùng với khái niệm quyền con người, các khái niệm có liên quan khác như quyền bình đẳng của phụ nữ, quyền trẻ em… cũng được chính thức đề cập trong các văn kiện của Đảng và các văn bản pháp luật, pháp quy của Nhà nước. Điều đó cũng đã tạo nên sự chuyển biến về nhận thức: từ sự đồng nhất một cách ấu trĩ khái niệm quyền con người, như là sản phẩm của chủ nghĩa cá nhân hoặc như là một thứ công cụ chính trị, mà các thế lực tư bản chủ nghĩa ở phương Tây sử dụng để chống phá các nước XHCN đến cách nhìn nhận khách quan hơn, coi nhân quyền là sản phẩm chung, là sự kết tinh của nền văn minh nhân loại; tuy mang tính phức tạp và nhạy cảm, nhưng vẫn là một yếu tố không thể bỏ qua trong đời sống chính trị hiện đại. Xét riêng trên lĩnh vực lập pháp, chỉ tính từ năm 1996 đến năm 2002, Nhà nước đã ban hành 13.000 văn bản pháp luật các loại, trong đó có hơn 40 Bộ Luật và Luật, trên 120 Pháp lệnh, gần 850 văn bản pháp luật của Chính phủ và trên 3.000 văn bản pháp quy của các bộ, ngành, trong đó đã “nội luật hóa” một cách toàn diện những công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã phê chuẩn hoặc gia nhập từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX và trong thời kỳ này. Đây là điều mà trong giai đoạn trước hầu như chúng ta chưa làm được.

BẢO ĐẢM NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC

 Đào Lộc Bình

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định:“Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Điều 4 Hiến pháp 2013 quy định Đảng Cộng sản Việt Nam “là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước là yêu cầu tất yếu của quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền.

Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội bằng các phương thức sau: Đảng đề ra Cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, kế hoạch về các vấn đề kinh tế, xã hội… Đảng lãnh đạo thông qua công tác tổ chức, cán bộ và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng lãnh đạo xã hội bằng công tác tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và vận động nhân dân, Đảng lãnh đạo bằng sự nêu gương, làm gương, đi đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội.

(Trích Cương lĩnh chính trị)

1. Quan niệm về bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền XHCN

Bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN là bảo đảm môi trường, điều kiện pháp lý giữ vững vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Những bảo đảm này bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về địa vị pháp lý của các tổ chức đảng trong các cơ quan nhà nước; quy định những điều kiện pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động lãnh đạo của Đảng; bảo đảm nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước luôn được các cơ quan nhà nước và mọi cán bộ, công chức tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh.

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH ĐẤT NƯỚC

 


KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TRONG THỰC HIỆN CƠ CHẾ “ĐẢNG LÃNH ĐẠO, NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, NHÂN DÂN LÀM CHỦ”: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

 Nguyễn Minh Tuấn

TCCS - Cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” với vấn đề kiểm soát quyền lực hiện nay đã có những quy định, quy phạm để thực hiện, tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn những vấn đề mới, phức tạp, cần tiếp tục làm sáng tỏ cả về lý luận và thực tiễn trong điều kiện Đảng duy nhất cầm quyền, nhằm kiểm soát tốt quyền lực, phục vụ sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bất cứ thể chế chính trị nào trên thế giới hiện nay đều xác định trung tâm quyền lực chính trị của hệ thống chính trị là nhà nước. Sự chi phối mọi hoạt động đối với nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp) của các đảng phái trong xã hội thể hiện bằng các hình thức khác nhau và mức độ khác nhau vì lợi ích của các giai cấp mà đảng phái đó đại diện. Cho dù là nhà nước “tam quyền phân lập” hay nhà nước trong các thể chế chính trị khác thì cũng đều chú trọng đặc biệt đến việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế nhằm kiểm soát quyền lực đối với từng chủ thể trong hệ thống chính trị và đối với toàn bộ hệ thống chính trị. 

Lịch sử cách mạng Việt Nam 89 năm qua đã khẳng định những thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của nhân dân ta giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội đều gắn liền với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, minh chứng mối quan hệ mật thiết của nhân dân đối với Đảng. Hiến pháp năm 2013 xác định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Trong điều kiện đảng duy nhất cầm quyền, các quyết định của Đảng đều liên quan đến mọi mặt của đời sống xã hội và đảng viên của Đảng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Điều đó dễ dẫn đến phát sinh tiêu cực nếu không có cơ chế kiểm tra, giám sát khả thi. 

Khác với các chính thể “tam quyền phân lập”, nước ta lựa chọn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo. 

Nét đặc thù của thể chế chính trị này là việc xác lập mối quan hệ mật thiết giữa các chủ thể trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Cơ chế này phản ánh những mối quan hệ cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trong đó mỗi chủ thể có vai trò, vị trí khác nhau, phối hợp với nhau, phát huy tính hiệu quả của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã được chế định trong Hiến pháp, pháp luật. Việc kiểm soát quyền lực giữa các chủ thể là tất yếu nhằm bảo đảm và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước trong quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Kiểm soát quyền lực trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” không chỉ với từng tổ chức mà còn ở quan hệ giữa các tổ chức với nhau trong hệ thống chính trị.

HỘI THẢO QUAN HỆ QUỐC TẾ: “TRẬT TỰ THẾ GIỚI TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2012” (TỔNG THUẬT)

ThS. Đỗ Thị Thảo

 TCCSĐT - Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới thế hai cực (Liên - Mỹ) bị tan vỡ, các xu thế tập hợp lực lượng mới nảy sinh, hình thành cục diện quốc tế đa cấp độ, đa màu sắc. Bức tranh đó cho thấy thế giới đang trong quá trình vận động quá độ sang một trật tự thế giới mới, vô cùng phức tạp. Nhằm góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên, ngày 7-12-2012, Viện Quan hệ quốc tế thuộc Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề Trật tự thế giới từ năm 2001 đến năm 2012. Hội thảo đã thu hút được 28 bài viết của các nhà khoa học trong và ngoài đơn vị tham gia.

Nội dung các chuyên đề tham luận tại Hội thảo rất phong phú, tập trung làm nổi bật những vấn đề về trật tự và cục diện thế giới trong thời gian hơn một thập niên đầu thế kỷ XXI, như: thuyết về trật tự thế giới cục diện thế giới, về quyền lực cạnh tranh quyền lực trong quan hệ quốc tế; Cục diện mới trong quan hệ giữa các nước lớn và tác động của những sự cạnh tranh này đối với Việt Nam; Cục diện quan hệ quốc tế ở một số khu vực, giữa các cường quốc; Tập hợp lực lượng và tương quan lực lượng trên thế giới. Ngoài ra, một số tham luận còn đề cập những vấn đề về Chủ nghĩa tư bản trong quá trình hình thành trật tự thế giới mới, về vai trò của các nước đang phát triển trong xu thế thiết lập lại trật tự thế giới mới,… Có thể khái quát các đề tài tham gia Hội thảo thành 5 nhóm vấn đề lớn sau đây:

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước tình hình mới - Thực tiễn và kinh nghiệm ở Bình Thuận