Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2024

Những chân lý đơn giản về lãnh đạo = Simple truths of leadership


 Những chân lý đơn giản về lãnh đạo = Simple truths of leadership  / Ken Blanchard, Randy Conley; Mai Chí Trung dịch

. - Tp. Hồ Chí Minh : Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Pace Institute of Management, 2023. - 164 tr. ; 20 cm.

Các tác giả viết cuốn sách này vì biết rằng rất ít người đang áp dụng những nguyên tắc lãnh đạo theo lẽ thường ở nơi làm việc. Định dạng cho cuốn sách này rất đơn giản. Ở trang trước, các tác giả xác định một Chân lý Đơn giản về lãnh đạo phục vụ hoặc lòng tin. Trong trang kế tiếp, các tác giả mô tả việc chân lý này đang ít được áp dụng một cách khó hiểu như thế nào; rồi giải thích ngắn gọn lý do tại sao nó lại quan trọng. Phần cuối của cuốn sách là một "lời kêu gọi hành động" dành cho độc giả - "Biến lẽ thường thành thông lệ" - ở đó các tác giả chia nhỏ chân lý này thành những ý tưởng mà các nhà lãnh đạo có thể dễ dàng áp dụng vào công việc. Khi "lãnh đạo theo lẽ thường" được áp dụng vào thực tế như thông lệ, tất cả mọi người đều chiến thắng - các nhà lãnh đạo, đội ngũ nhân viên của họ và tổ chức của họ.  

1. Chân lý đơn giản                    2. Lãnh đạo

Nam Phương Hoàng Hậu - Vị quốc mẫu tân thời qua tư liệu báo chí (1934 - 1945)


 Nam Phương Hoàng Hậu - Vị quốc mẫu tân thời qua tư liệu báo chí (1934 - 1945) / Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính. - Tp. Hồ Chí Minh : Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2023. - 191 tr. ; 21 cm.

Trong khuôn khổ của cuốn sách này, tác giả muốn gửi đến bạn đọc hình tượng một vị Hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn đã thoát ly khỏi những bó buộc ngặt nghèo của truyền thống đối với người phụ nữ Việt Nam thông qua tài liệu báo chí trong giai đoạn 1934 - 1945, cũng tức là trong khoảng thời gian bà tại vị Hoàng hậu. Từ đó, góp phần giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Hoàng hậu - Hoàng đế, Hoàng thất, cũng như những công việc mà Hoàng Hậu Nam Phương đã làm có ảnh hưởng đến công cuộc trị vì và giúp đỡ cho thần dân của mình lúc bấy giờ. 

1. Nam Phương Hoàng Hậu

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng Đảng hiện nay


 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng Đảng hiện nay: Sách chuyên khảo / Huỳnh Thị Gấm. - H. : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2021. - 272 tr. ; 21 cm.

Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ những vấn đề chung về công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam như: Đảng cầm quyền; nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng; sự lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và các lĩnh vực kinh tế - xã hội; phân tích sâu sắc những điểm mới về xây dựng Đảng được nêu trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, qua khảo sát thực tế sinh động về công tác xây dựng Đảng trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp ngoài nhà nước ở vùng Đông Nam bộ và Thành phố Hồ Chí Minh; đồng thời đưa ra những giải pháp phù hợp, khoa học nhằm nâng cao công tác xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức, góp phần xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là hạt nhân chính trị lãnh đạo toàn diện đất nước trong giai đoạn hiện nay. 

1. Xây dựng Đảng                            3. Sách chuyên khảo

Cơ chế kiểm soát quyền lực đối với Ban Thường vụ Huyện ủy ở vùng Đông Nam bộ giai đoạn hiện nay

 

Cơ chế kiểm soát quyền lực đối với Ban Thường vụ Huyện ủy ở vùng Đông Nam bộ giai đoạn hiện nay: Sách tham khảo / Cù Huy Khang. - Huế : Đại học Huế, 2022. - 179 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách tham khảo Cơ chế kiểm soát quyền lực đối với Ban Thường vụ Huyện ủy ở vùng Đông Nam bộ giai đoạn hiện nay nhằm góp phần làm rõ lý luận và thực tiễn cơ chế kiểm soát quyền lực đối với Ban Thường vụ Huyện ủy ở vùng Đông Nam bộ giai đoạn hiện nay. 

1. Cơ chế                            2. Kiểm soát quyền lực                           3. Ban Thường vụ Huyện ủy                                4. Đông Nam bộ 

Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật Việt Nam


 Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và Pháp luật Việt Nam: Sách chuyên khảo / Nguyễn Thị Tuyết Mai (ch.b), Lưu Ngọc Tố Tâm, Nguyễn Đình Phúc,... . - H.  : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2022. - 232 tr. ; 21 cm.

Nội dung cuốn sách phản ánh một cách khái quát, có hệ thống và tương đối toàn diện những nội dung cơ bản về Nhà nước và pháp luật Việt Nam.  

1. Nhà nước và Pháp luật                     2. Việt Nam                       3. Sách chuyên khảo

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ trong tình hình hiện nay

 


Một số chiều cạnh trong biến đổi cấu trúc xã hội ở Việt Nam hiện nay


VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

 

 Dương Trung Quốc

 

(Chinhphu.vn) - Xây dựng, đưa vào thực tiễn hệ giá trị chuẩn của con người Việt Nam hiện nay về nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc; ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội là mục tiêu lớn nhất của Chương trình hành động Chính phủ đối với Nghị quyết 33-NQ/TW về phát triển văn hóa xây dựng con người Việt Nam thời kỳ mới. Cổng TTĐT Chính phủ khởi đăng loạt bài ghi nhận ý kiến của các học giả, nhà nghiên cứu, nhà quản lý về sự cần thiết cũng như cách thức, thách thức triển khai Chương trình này. 

“Nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân” là câu chúc, nói cho đúng hơn là lời nhắc nhở mà người xưa thường nói với nhau mỗi lúc Xuân về, mở đầu cho một năm mới với hy vọng cuộc sống của mỗi con người cũng như của xã hội mỗi ngày một mới hơn, một tốt đẹp hơn. Đó cũng vừa là triết lý vừa là mục tiêu của đời sống.

Nhắc lại điều ấy cũng để vận vào Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ ban hành “Chương trình hành động về việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”, một văn bản liên quan đến trách nhiệm chỉ đạo của Nhà nước nhằm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW. Cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy đây không phải là điều gì mới mẻ hay lần đầu tiên được đề cập tới. Bởi cách đây 7 thập kỷ, từ những ngày đầu cách mạng mới thành công, chế độ mới được xác lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói đến cái nguyên lý “Văn hóa soi đường quốc dân đi”.

Đọc lại bài phát biểu của người đứng đầu Nhà nước về những nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ chỉ một ngày sau khi đọc “Tuyên ngôn độc lập”, đủ thấy cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” và đưa ra một nội dung rất cụ thể: “Tôi đề nghị mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện cần, kiệm, liêm, chính”.

Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đánh giá và một số khuyến nghị

 


Điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô hướng tới tăng trưởng bền vững


Tư tưởng truyền thống phương Đông về quyền con người