Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023

Đôi điều về sự ra đời và phát triển của chính quyền cách mạng ở Nam Bộ (1945 - 1975)


Sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong vận dụng triết học Mác về giải phóng con người


Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ Đại hội XI của Đảng đề ra với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, hướng tới thành công Đại hội XII của Đảng

 


CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước (cũng được gọi là stamocap)[1] là một hình thức cực đoan của chủ nghĩa tư bản nhà nước trong đó nhà nước được coi là một doanh nghiệp độc quyền duy nhất chi phối hầu hết các hoạt động sản xuất và phân phối hàng hóa trong nền kinh tế. Nhà nước sẽ kiểm soát mọi hoạt động kinh tế, thương mại và các cơ sở sản xuất được tổ chức và quản lý như doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả quá trình tích lũy vốn, lao động tiền lương và quản lý tập trung). Các hoạt động trong nền kinh tế được hoạch định và điều phối bởi các cơ quan lập kế hoạch kinh tế và các cơ quan chính phủ được tập trung hóa (các cơ quan được tổ chức theo thực tiễn quản lý kinh doanh).

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là một học thuyết Leninist được phổ biến sau Thế chiến IILenin đã tuyên bố vào năm 1916 rằng Chiến tranh thế giới thứ nhất đã biến đổi chủ nghĩa tư bản thành chủ nghĩa tư bản độc quyền, nhưng ông đã không xuất bản bất kỳ học thuyết mở rộng nào về chủ đề này. Thuật ngữ chủ nghĩa tư bản độc quyền đề cập đến một môi trường mà nhà nước can thiệp vào nền kinh tế để bảo vệ các doanh nghiệp độc quyền hoặc độc quyền lớn hơn khỏi các mối đe dọa. Lenin trong cuốn sách nhỏ của ông cùng tên nhằm mục đích mô tả chủ nghĩa đế quốc như là giai đoạn lịch sử cuối cùng của chủ nghĩa tư bản, trong đó ông tin rằng chủ nghĩa đế quốc là giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản mà chủ nghĩa tư bản đã biến thành chủ nghĩa tư bản độc quyền.[2] Chiến tranh thế giới thứ I đã chuyển hóa chủ nghĩa tư bản độc quyền thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Sau cách mạng tháng 10, Lenin chủ trương áp dụng chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vào nước Nga như là "sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử mà giữa nó (nấc thang đó) với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội thì không có một nấc thang nào ở giữa cả"[3]. Sau thế chiến thứ II do ảnh hưởng của Liên Xô với tư cách một nước thắng trận khiến lý luận về chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước được phổ biến ra toàn thế giới.

Đôi khi khái niệm này cũng xuất hiện trong lý thuyết Chủ nghĩa tân Trotsky của chủ nghĩa tư bản nhà nước cũng như trong các lý thuyết chống nhà nước tự do chủ nghĩa. Các phân tích được thực hiện thường là giống hệt nhau trong ở các đặc điểm chính, nhưng kết luận chính trị rất khác nhau được rút ra từ nó.

Thêm một cách đặt vấn đề về nội dung phương pháp luận biện chứng duy vật

 


KIÊN ĐỊNH CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHỐNG SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐẢNG

Lê Hữu Nghĩa

 Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và được bổ sung, phát triển năm 2011 và các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc thời kỳ đổi mới đều khẳng định: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Đồng thời Đảng yêu cầu toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải “kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam”(1).

 Kiên định và sáng tạo đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh là hai mặt của một vấn đề thống nhất với nhau; kiên định phải trên cơ sở sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định, nếu không sẽ sa vào sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, máy móc hoặc chủ nghĩa cơ hội, xét lại.

Trong hơn 88 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng đi sâu nhận thức chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và thời đại; nhờ đó đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, vượt qua mọi thác ghềnh, vượt qua những thời điểm hiểm nghèo của cách mạng.

1- Từ khi chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, phe XHCN tan rã, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” nhằm chống phá Đảng, chống phá chế độ XHCN ở nước ta. Trong khi chúng ta đang đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ thì cũng xuất hiện nhiều khó khăn, thách thức. Những khó khăn, thách thức đó, một mặt, do những vấn đề mới, những mâu thuẫn mới nảy sinh trong quá trình đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu; mặt khác, do những hạn chế, yếu kém, khuyết điểm chưa được khắc phục kịp thời, đồng thời cộng với tình hình thế giới biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Tình hình khách quan đó đã tác động đến nhận thức, tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, bản lĩnh chính trị không vững vàng nên có sự dao động về hệ tư tưởng, về lý tưởng XHCN và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) của nước ta, phủ nhận vai trò của chủ nghĩa Mác - Lê-nin; tình trạng nhạt Đảng, xa rời chính trị, phai nhạt lý tưởng đã và đang diễn ra. Một số cán bộ, đảng viên, thậm chí có cả cán bộ cao cấp mất lòng tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào lý tưởng XHCN, giảm sút ý chí chiến đấu, mắc phải những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị như Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ ra. Trong nhận thức của không ít cán bộ, đảng viên có sự mơ hồ, không phân biệt đúng - sai ở tầm quan điểm về những vấn đề lớn, như đánh giá về bản chất của thời đại, về chủ nghĩa tư bản (CNTB), về CNXH, về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, về nguyên nhân sự sụp đổ của Liên Xô, về thời kỳ quá độ và định hướng XHCN ở nước ta, về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, về vai trò của kinh tế tư nhân, về kinh tế thị trường định hướng XHCN, về chế độ sở hữu đất đai,... 

Các Hội thánh và tổ chức Cao Đài hoạt động giao lưu hành đạo để thực hiện tinh thần đoàn kết tôn giáo


LIÊN HỢP QUỐC CẢNH BÁO VỀ TÌNH TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

LIÊN HỢP QUỐC CẢNH BÁO VỀ TÌNH TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

 Xuân Vinh

QĐND - Theo báo cáo do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, thế giới tuy đã đạt được một số tiến bộ trong việc thu hẹp tình trạng bất bình đẳng giới trong 20 năm qua, song nữ giới vẫn có ít cơ hội tiếp cận việc làm hơn, có xu hướng phải chấp nhận những việc làm chất lượng thấp nhiều hơn và phải đối diện với nhiều rào cản trong bổ nhiệm vào các chức vụ quản lý.

Báo cáo "Triển vọng Xã hội và việc làm của thế giới: Những xu hướng cho phụ nữ năm 2018-khái quát" của Liên hợp quốc (LHQ) cho thấy, tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động toàn cầu là 48,5% trong năm 2018, thấp hơn 26,5% so với tỷ lệ của nam giới. Báo cáo cũng cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của phụ nữ trên toàn thế giới là 6% trong năm 2018, cao hơn khoảng 0,8% so với tỷ lệ của nam giới. Tính trung bình, cứ 10 nam giới có việc làm thì chỉ có 6 phụ nữ được tuyển dụng.

Trên phạm vi toàn thế giới, thu nhập trung bình của phụ nữ thấp hơn nam giới tới 23%. Với tốc độ hiện tại, thế giới sẽ cần tới 70 năm để chấm dứt tình trạng này và lúc đó hai giới sẽ có mức thu thập ngang nhau. Ngày 7-3, Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho biết, thu nhập trung bình của phụ nữ tại các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thấp hơn nam giới khoảng 16% trong năm 2016. Cụ thể, nếu nam giới kiếm được 1 euro trong một giờ làm việc, con số này ở nữ giới chỉ được trung bình là 84 cent. Tại châu Âu, Đức và Anh đứng đầu về mức chênh lệch trong thu nhập giữa nam và nữ-lên tới 21%. Romania, Italy và Luxembourg ghi nhận số liệu tích cực hơn (5%) trong khi tại Pháp, một nền kinh tế lớn khác của châu Âu, phụ nữ thu nhập kém nam giới 14%.

Hồ Chí Minh và tác phẩm "ngục trung nhật ký"


 Hồ Chí Minh và tác phẩm "ngục trung nhật ký" / Đỗ Hoàng Linh (ch.b), Nguyễn Văn Dương, Nguyễn Thị Bình. - H. : Thông tin và Truyền thông, 2022. - 408 tr. ; 24 cm.

Giới thiệu 134 bài thơ trong tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh cùng những lời bình một số bài thơ tiêu biểu dưới cái nhìn cụ thể đến bao quát của các nhà phê bình văn học nổi tiếng như: Nguyễn Đình Thi, Lê Anh Trà, Chiến Kỳ, Vũ Ngọc Phan...

1. Hồ Chí Minh                  2. Ngục trung nhật ký

Xuất bản cách mạng Việt Nam - 70 năm đồng hành cùng đất nước


 Xuất bản cách mạng Việt Nam - 70 năm đồng hành cùng đất nước (1952 - 2022) / Ban Tuyên giáo Trung uơng Đảng. Thông tấn xã Việt Nam. - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 240  tr. ; 25 cm.

Cuốn sách góp phần tuyên truyền sâu rộng truyền thống vẻ vang cùng những đóng góp thiết thực của ngành xuất bản, in và phát hành sách Việt Nam, tôn vinh, tri ân công lao, đóng góp của các thế hệ cán bộ, viên chức, người lao động làm trong lĩnh vực này đối với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng, của dân tộc trong 70 năm qua.

1. Xuất bản cách mạng Việt Nam           2. 70 năm                  3. 1952 - 2022

Đường lối văn hóa của Đảng trong chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam


 Đường lối văn hóa của Đảng trong chấn hưng, phát triển văn hóa Việt Nam / Lê Mậu Lâm (ch.b), Ngô Vương Nah, Nguyễn Băng Nhi. - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 716 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách chia làm 3 phần gồm các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về chủ trương, đường lối văn hóa trong bối cảnh mới; các bài viết lý luận về xấy dựng hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới và tổ chức thực hiện ở một số cơ quan, bộ, ngành, địa phương.

1. Đường lối                 2. Văn hóa                   3. Đảng Công sản Việt Nam

Cảnh sát Liên Hiệp Quốc và sự tham gia của Việt Nam trong trong thời gian tới

 

Cảnh sát Liên Hiệp Quốc và sự tham gia của Việt Nam trong trong thời gian tới: Sách chuyên khảo / Nguyễn Việt Lâm, Đỗ Lê Chi. - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 335 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách cung cấp những hiểu biết chung về nhiệm vụ giữ gìn hòa bình của Liên Hiệp Quốc nói chung, trong đó có nhiệm vụ của Cảnh sát Liên hợp quốc, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về Việt Nam tham gia hoạt động Cảnh sát Liên hợp Quốc thời gian tới, từ đó đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị.

1. Cảnh sát                   2. Liên Hiệp Quốc             3. Sự tham gia của Việt Nam              4.  Trong thời gian tới                   4. Sách chuyên khảo

Mối quan hệ giữa Kinh tế và Văn hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay

 

Mối quan hệ giữa Kinh tế và Văn hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn hiện nay: Sách chuyên khảo / Lê Quốc Lý, Lê Quốc. - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 304 tr. ; 24 cm.
Trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá, giá trị văn hoá trong hoạt động kinh tế, những nhân tố tác động đến mối quan hệ này, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá trong thời kỳ đổi mới. Nêu thực trạng mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá ở Việt Nam. Đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa kinh tế và văn hoá trong phát triển bền vững
1. Kinh tế             2. Văn hóa