Thứ Hai, 3 tháng 7, 2023

Chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

 

Trần Thị Hướng

Chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là những hoạt động tổng quát nhất mà Nhà nước phải thực hiện để đạt mục tiêu đã đề ra, trả lời câu hỏi: Nhà nước phải làm những gì? Chức năng đó do bản chất của Nhà nước, do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội của từng giai đoạn lịch sử quy định. Đồng thời, chức năng của Nhà nước trong quản lý nền kinh tế thị trường là căn cứ để xác định các nhiệm vụ cụ thể, là cơ sở khách quan để xây dựng hệ thống bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế và bố trí cán bộ, công chức quản lý kinh tế cho phù hợp.

Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn hiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiến nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.103)

Như vậy, theo tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII có thể khái quát thành 5 chức năng quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay như sau: tạo lập môi trường; định hướng, hướng dẫn; tổ chức; điều tiết; kiểm tra và xử lý các vi phạm. Tùy theo yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và kinh tế - xã hội của từng giai đoạn mà việc sắp xếp thứ tự ưu tiên và nội dung cụ thể của các chức năng có thể thay đổi.

Thứ nhất, tạo lập môi trường

Các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế chỉ có thể hoạt động tốt khi có môi trường thuận lợi. Bằng quyền lực và sức mạnh kinh tế của mình, Nhà nước có trách nhiệm chính trong việc xây dựng và bảo đảm môi trường thuận lợi, bình đẳng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời bảo đảm môi trường phù hợp cho chính cơ chế mới đang hình thành, phát triển và phát huy tác dụng. Có nhiều loại môi trường, trong đó bao gồm các môi trường chính như:

Một là, xây dựng môi trường chính trị ổn định, thật sự phát huy các nguồn lực và sức sáng tạo của Nhân dân, của các doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống pháp luật ổn định, thuận lợi, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, thực thi pháp luật phải nghiêm minh, xây dựng môi trường văn hóa pháp luật cho mọi công dân, mọi tổ chức...

Hai là, xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho kinh tế vận động và phát triển thuận lợi. Hệ thống kết cấu hạ tầng có ý nghĩa sống còn với nền kinh tế, bao gồm nhiều loại như: hệ thống giao thông, đường bộ, đường sắt, đường không, sân bay, bến cảng, điện, nước, kết cấu hạ tầng văn hóa, xã hội, kết cấu hạ tầng thông tin...

Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ quyền con người và quyền độc lập của mỗi quốc gia

 


Án lệ trong lịch sử pháp luật và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam hiện nay


Đoàn kết tôn giáo ở Việt Nam hiện nay - Một số giải pháp cơ bản


Bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp


Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới

 

Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới / Hội đồng Lý luận Trung ương. - H. : Công an nhân dân, 2023. - 336 tr.; 21 cm.

Gồm 19 bài viết về vấn đề tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ tổ quốc: Những biến động mới của tình hình thế giới, khu vực và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; giữ vững hoà bình và ổn định để phát triển đất nước trước những biến động mới của thế giới và khu vực; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển nhanh, bền vững ở Việt Nam...

1. Quốc phòng         2. An ninh                    3. Bảo vệ tổ quốc                4. Trong tình hình mới

Di dân, nguồn tiền gửi và sự biến đổi vai trò giới truyền thống trong gia đình nông thôn tại xã Đông Ninh, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa


PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG “NHÌN TỪ GÓC ĐỘ XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA”


Trần Hữu Dũng

Từ giữa thập niên 80 đến nay, "phát triển bền vững" đã trở thành một ý niệm thời thượng. Nó là khẩu hiệu của hàng trăm tổ chức quốc tế, đề tài của mấy cuộc hội nghị, hội thảo toàn cầu, và một tiêu chuẩn quan trọng trong chiến lược phát triển của hầu hết mọi nước. Nguyên thủy, nó phản ánh sự quan ngại đối với một số quốc gia muốn tăng trưởng kinh tế vội vã, chọn cách phát triển thiển cận, miễn sao tăng thu nhập hiện tại cho nhanh, mà không để ý đến những nguy hại dài lâu của lối phát triển ấy đến môi trường sinh thái (tàn phá rừng, sa mạc hóa...), đến trữ lượng hữu hạn của tài nguyên thiên nhiên (quặng mỏ, dầu hỏa, khí đốt).

Ý niệm "phát triển bền vững" nhấn mạnh đến khả năng phát triển kinh tế liên tục lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên. Phát triển mà làm hủy hoại môi trường là một phát triển không bền vững, phát triển mà chỉ dựa vào những loại tài nguyên có thể cạn kiệt (mà không lo trước đến ngày chúng cạn kiệt thì phải làm sao) là một phát triển không bền vững. Có người còn thêm rằng lối phát triển phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực (như FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Nói ngắn gọn, phát triển là không bền vững nếu nó thật "nóng" đó không thể giữ lâu, nền kinh tế chóng rơi vào khủng hoảng, hay ít nhất cũng chậm lại trong tương lai.

Không thể chối cãi: "phát triển bền vững" là một ý niệm hữu ích, đáng lưu tâm. Nhưng chỉ để ý đến liên hệ giữa môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, và tăng trưởng kinh tế là chưa khai thác hết sự quan trọng của ý niệm "bền vững". Ý niệm ấy sẽ hữu ích hơn nếu được áp dụng vào hai thành tố nòng cốt khác của phát triển, đó là văn hóa và xã hội.

Để rõ ràng, cần khẳng định một điều ai cũng biết, là văn hoá và xã hội phải nằm trong tiêu đích phát triển: một quốc gia thật sự phát triển không chỉ là quốc gia trong đó người dân có thu nhập cao, mà còn là một quốc gia có đời sống văn hoá sung mãn, một quốc gia mà cộng đồng có những đức tính làm “ấm lòng” thành viên xã hội đó. Điều khó thấy hơn là chính sự phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi sự bền vững trong phát triển xã hội và văn hoá, vì văn hoá và xã hội còn có vai trò thành tố của phát triển kinh tế.

           

Thường thức lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

 

Thường thức lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa / Vũ Thị Phương Hậu (ch.b), Nguyễn Duy Bắc, Phạm Duy Đức,…. - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 140 tr.; 21 cm.

Giới thiệu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá; sự nghiệp xây dựng, sáng tạo, phát triển văn hoá, con người Việt Nam hiện nay

1. Thường thức lý luận                      2. Chủ nghĩa Mác - Lênin                 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh                     4. Về văn hóa

Xây dựng ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

 

Xây dựng ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc / Hồ Chí Minh. - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 188 tr.; 15 cm.

Gồm những đoạn trích từ các bài viết, bài nói, lời kêu gọi nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện chuyên đề về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, được sắp xếp theo các chủ đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

1. Xây dựng                 2. Ý chí tự lực, tự cường                    3. Khát vọng                        4. Phát triển đất nước                      5. Phồn vinh, hạnh phúc

Thường thức về các tổ chức trong hệ thống chính trị

 

Thường thức về các tổ chức trong hệ thống chính trị / Lưu Văn Quảng, Phạm Thế Lực  (đồng ch.b), Ngô Huy Đức,…. - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 132 tr.; 21 cm.Trình bày những vấn đề chung về hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội

1. Thường thức                    2. Tổ chức                      3. Hệ thống chính trị 

Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu tình hình mới

Nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam đáp ứng yêu cầu tình hình mới: Sách chuyên khảo / Trần Thị Minh,  Nguyễn Thị Tố Uyên (đồng ch.b). - H. : Chính trị Quốc gia, 2023. - 332 tr.; 21 cm.

Cuốn sách trình bày một cách tương đối toàn diện, có hệ thống về năng lực cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh việc nêu một cách khái quát về khái niệm, chức năng, vai trò, nhiệm vụ… của đảng cầm quyền nói chung cũng như giới thiệu đảng cầm quyền của một số quốc gia trên thế giới, các tác giả tập trung đi sâu phân tích những vấn đề chủ yếu về Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền nhằm nâng cao năng lực của Đảng, ngày càng đáp ứng hơn nữa yêu cầu và nhiệm vụ lịch sử mà nhân dân giao phó.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam         2. Sách chuyên khảo

 

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh