Thứ Năm, 2 tháng 2, 2023

Võ Văn Kiệt - Trí tuệ và sáng tạo


 Võ Văn Kiệt - Trí tuệ và sáng tạo. T.1: Từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đến ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam / Hoàng Lại Giang. - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 255 tr. ; 21 cm.

Nội dung cuốn sách tái hiện chặng đường đầu tiên trong cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Võ Văn Kiệt - Từ cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đến ngày ký Hiệp định Giơnevơ về Việt Nam

1. Võ Văn Kiệt                    2. Trí tuệ               3. Sáng tạo             4. Khởi nghĩa Nam Kỳ             5. Hiệp định Giơnevơ                       6. Việt Nam

Giới thiệu tác phẩm "Bút ký Triết học" của V.I. Lênin

 

Giới thiệu tác phẩm "Bút ký Triết học" của V.I. Lênin. -H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 76 tr. ; 19 cm. 

Nhằm giúp bạn đọc dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, tác giả với cách dẫn dứt vấn đề ngắn gọn, dễ hiều, cuốn sách sẽ "đồng hành cùng bạn đọc trong việc tìm hiểu và vận dụng học thuyết Mác - Lênin trong hoạt động thực tiễn xây dựng và bảo vệ tổ quốc ta hiện nay.

1. Giới thiệu tác phẩm              2. Bút ký Triết học                  3. V.I. Lênin

Những bức thư của Bác Hồ nhân dịp đầu năm học mới

Những bức thư của Bác Hồ nhân dịp đầu năm học mới / Hồ Chí Minh. - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 452 tr. ; 15 cm. 

Cuốn sách gồm những bức thư, bài viết, thiếp chúc mừng và lời căn dặn của Bác Hồ viết cho học sinh và cán bộ, giáo viên ngành giáo dục nhân dịp khai trường đầu năm học mới từ năm 1945 đến năm 1969, được tuyển chọn từ bộ sách Hồ Chí Minh toàn tập, gồm 15 tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản năm 2021.

1. Bác Hồ                  2. Giáo dục                    3. Bức thư                 4. Đầu năm học mới

 

Giá trị và sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

 

Giá trị và sự vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay / Trần Thị Minh Tuyết (ch.b), Doãn Thị Chín, Lê Đình Năm,….  - Xuất bản lần thứ hai, có sửa chữa bổ sung. -H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 360 tr. ; 21 cm.

Nội dung cuốn sách được kết cấu thành ba chương:

Chương I: Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Chương II: Quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới đất nước.

Chương III: Tiếp tục vận dụng và phát triển sáng tạo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.

1. Giá trị                         2. Sự vận dụng                        3. Phát triển                            4. Tư tưởng Hồ Chí Minh                 

Phát triển kỹ năng và nghệ thuật lãnh đạo

 

Phát triển kỹ năng và nghệ thuật lãnh đạo / Phạm Đi. -H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 520 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách gồm 10 chương gắn với các vấn đề về khoa học lãnh đạo nói chung, phát triển kỹ năng và nghệ thuật lãnh đạo nói riêng. Ngoài cập nhật kiến thức cơ bản đáp ứng một phần yêu cầu của người lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh và tình hình mới, trên một phương diện khác, một số nội dung trong cuốn sách là chất xúc tác truyền cảm hứng cho độc giả về vai trò, trách nhiệm của mỗi người với tư cách là một thành viên của xã hội, góp phần thúc đẩy sự gắn kết xã hội và chủ động thích ứng, sáng tạo, đổi mới trong chính vị trí việc làm của mình.  Cuốn sách cũng là những gợi mở cho bất cứ ai muốn "quản trị bản thân", thay đổi hành vi trong giao tiếp, trong ứng xử, trong thiết lập và duy trì các mối quan hệ, làm phong phú hơn đời sống tinh thần, thể hiện khả năng "lãnh đạo không chức danh" của mình, quản trị khối óc, quản lý con tim, tạo ra nhiều nguồn năng lực và truyền cảm hứng cho chính bản thân và người xung quanh.

1. Phát triển                 2. Kỹ năng                    3. Nghệ thuật lãnh đạo

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2023

Biến đổi văn hóa nhìn từ hai khu đô thị mới ở Hà Nội








Nguồn: Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật. - 2016 - Số 390. - Tr. 31 - 35


Xây dựng và phát triển sức mạnh mềm quốc gia từ giá trị văn hóa dân tộc


PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHANH, BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

 

Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính

Trong những năm qua, bên cạnh các kết quả đạt được, thực tiễn phát triển kinh tế nhanh, bền vững ở Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế, đòi hỏi cần có sự phân tích, đánh giá để có các giải pháp khắc phục phù hợp.

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững là xu thế chung được nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực hướng tới. Đây cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng và được thể hiện rõ nét trong các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, cũng như của các ngành và địa phương tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2006 - 2016, Việt Nam đã tận dụng được thời cơ, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường. Đất nước đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, công tác bảo vệ môi trường được quan tâm, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.

Thực trạng

Việc đánh giá phát triển kinh tế nhanh, bền vững của Việt Nam được xét trong mối quan hệ với trục bền vững về kinh tế, bao gồm: Tăng trưởng kinh tế; Các cân đối vĩ mô; Chất lượng tăng trưởng; Năng lực cạnh tranh và cơ sở hạ tầng của nền kinh tế.

Về tăng trưởng kinh tế: Mặc dù tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2017 bị chậm lại nhưng vẫn cao hơn so với mức tăng trưởng của thế giới và nhiều nước trong khu vực. Bình quân cả giai đoạn 2006 - 2017, GDP tăng trưởng 6,19%, cao hơn tốc độ tăng GDP của thế giới. Bên cạnh đó, GDP bình quân đầu người đã tăng gần gấp 3 lần từ 797 USD/người trong năm 2006 lên 2.385 USD/người vào năm 2017, giúp Việt Nam chính thức trở thành nước có thu nhập trung bình kể từ năm 2010.

Về đảm bảo ổn định các cân đối vĩ mô là yêu cầu có tính chất nền tảng đối với tăng trưởng và sự phát triển của các nền kinh tế. Các cân đối vĩ mô ở Việt Nam, chủ yếu tập trung một số chỉ tiêu như lạm phát, tiền tệ tín dụng, đầu tư, cán cân thanh toán, bền vững về ngân sách...

Một trong những thách thức lớn đối với Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2017 là phải đối mặt với nhiều dấu hiệu của bất ổn vĩ mô, đặc biệt là tình trạng lạm phát cao trong những năm 2006 - 2007 và 2010 - 2011. Tuy nhiên, nỗ lực kiềm chế lạm phát của Chính phủ đã giúp lạm phát giảm và khá ổn định trong những năm gần đây.

Mặt bằng lãi suất có xu hướng giảm dần. Đến năm 2017, lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 6,5 - 9%/năm, lãi suất cho vay trung và dài hạn khoảng 9 - 11%/năm, tương đương 40% vào cuối năm 2011. Bên cạnh đó, tỷ giá tăng khá nhanh trong giai đoạn 2006 - 2010 và ổn định trong giai đoạn 2011 - 2017, đặc biệt từ khi Ngân hàng Nhà nước áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm.

Giai đoạn 2006 - 2017, tiết kiệm bình quân bằng 28% GDP. Đầu tư toàn xã hội so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2017 nhìn chung có xu hướng giảm. Bình quân cả giai đoạn, đầu tư toàn xã hội ở mức 35,28% GDP. Tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước vẫn giảm so với giai đoạn trước xuống còn 38,95%; đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn FDI lần lượt chiếm 37,47% và 23,58%.

Do nhu cầu chi cho phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và trả nợ tăng mạnh nên bội chi NSNN giai đoạn 2011 - 2015 ở mức cao (bình quân 5,79%, cao hơn mục tiêu 5% đề ra tại Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015). Tuy nhiên, bội chi NSNN có xu hướng giảm dần, ở mức 5,64% trong năm 2016 và 3,48% GDP vào năm 2017. Các chỉ tiêu nợ công trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt. Đến cuối năm 2017, nợ công bằng 61,3% GDP, nợ chính phủ là 51,6% GDP, phù hợp với mục tiêu đề ra.

Vai trò kiến tạo của Nhà nước trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

 


Quyền con người trong tư tưởng của J. Locke về nhà nước


NHÀ NƯỚC TA LÀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN

 

Hà Nguyên Cát

Trước hết, phải khẳng định ngay rằng: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân (GCCN) với giai cấp nông dân (GCND) và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”1. Vấn đề đó đã được ghi rõ ở Điều 2, Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1992). Nhà nước mà nhân dân ta đang xây dựng là sự lựa chọn của lịch sử dân tộc Việt Nam, phù hợp với thực tiễn phát triển của cách mạng Việt Nam.

Trong lịch sử nhân loại, đến nay đã tồn tại 04 kiểu nhà nước: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản và Nhà nước XHCN. Sự thay thế các kiểu nhà nước là “quá trình lịch sử - tự nhiên”, do sự chi phối trước hết và chủ yếu bởi quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật về mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng của xã hội. Trong xã hội có giai cấp, sự ra đời, thay thế các kiểu nhà nước phải thông qua cuộc đấu tranh giai cấp, đỉnh cao là cách mạng xã hội. V.I. Lê-nin đã nhấn mạnh: chính quyền là vấn đề căn bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Nhà nước XHCN ra đời, tồn tại và phát triển là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giữa GCCN và nhân dân lao động với giai cấp thống trị, bóc lột, đỉnh cao là cách mạng vô sản.

Đối với Việt Nam, để giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã ra đi tìm con đường cứu nước và mô hình nhà nước tiến bộ cho đất nước sau khi giành được độc lập. Trong cuộc hành trình lịch sử đó, Hồ Chí Minh đã khảo sát các mô hình nhà nước trên thế giới, điển hình là nhà nước tư sản Mỹ và Pháp. Người phát hiện ra, đằng sau khẩu hiệu đầy hoa mỹ, tốt đẹp về các quyền tự do,

bình đẳng, bác ái và quyền mưu cầu hạnh phúc được ghi đậm trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ (1776) và trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1791), thực chất chỉ là giả hiệu. Xã hội TBCN là xã hội mà ở đó sự bất bình đẳng, nghèo đói, phân biệt chủng tộc và biết bao sự tàn bạo, bất công khác đang hằng ngày, hằng giờ đè nặng lên vai giai cấp cần lao. Người kết luận: đó là những cuộc cách mệnh không đến nơi, bởi ở đó chính quyền vẫn ở trong tay một số ít người; vì thế, “cách mệnh  thành công đã trên 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ, vẫn cứ lo tính cách mệnh lần thứ hai”2. Khi đến nước Nga (1923), Người nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về Cách mạng Tháng Mười và mô hình Nhà nước Xô Viết - một mô hình nhà nước kiểu mới: “...phát đất ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền,... ra sức tổ chức kinh tế mới để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng”3. Hồ Chí Minh đã quyết định lựa chọn con đường giải phóng dân tộc đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga và mô hình Nhà nước Xô Viết để từng bước nghiên cứu, xác lập mô hình về một kiểu nhà nước tương lai - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân sẽ được thiết lập sau khi cách mạng Việt Nam thành công.

Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho cán bộ cấp chiến lược


Kiểm soát quyền lực chính trị bằng trách nhiệm nêu gương một số vấn đề cơ bản