Thứ Hai, 1 tháng 1, 2024

Duy trì vị thế độc tôn của đảng cầm quyền: Kinh nghiệm của Xingapo và khuyến nghị cho Việt Nam


Chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc

 

Chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông từ sau Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc: Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam: Sách tham khảo đặc biệt: Lưu hành nội bộ / Vũ Duy Thành. - H. : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2022. - 267 tr. ; 24 cm.

Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ những thay đổi, đặc biệt là những điểm mới, những điều chỉnh trong chính sách Biển Đông của Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII; phân tích tác động và ảnh hưởng của việc Trung Quốc triển khai chính sách Biển Đông đối với các lợi ích an ninh, phát triển của Việt Nam, từ đó gợi ý, đề xuất một số đối sách giúp Việt Nam có sự chuẩn bị sẵn sàng cho các kịch bản để bảo vệ các lợi ích an ninh và phát triển của mình, đồng thời duy trì quan hệ bình thường, hữu nghị và hợp tác cùng có lợi với Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực.

1. Chính sách của Trung Quốc                           2. Biển Đông 

Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng


 Cả nước đồng lòng, tranh thủ mọi thời cơ, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng / Nguyễn Phú Trọng. - H. : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2023. - 507 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách chọn lọc 38 bài viết, bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thể hiện những tư tưởng, quan điểm và định hướng quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược và toàn diện của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư, nhằm triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đất nước nói chung, cũng như của các lĩnh vực, các khu vực và các địa phương nói riêng.

1. Đảng Cộng sản Việt Nam               2. Nghị quyết Đại hội XIII

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ

 

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ: Tập ảnh và tư liệu / Nguyễn Thị Hoa Xinh, Nguyễn Phan Nam An, Kiều Thị Minh Sơn,…. - In lần thứ 5. - Tp. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2023. - 176 tr. ; 29 cm.

Tập sách được trình bày theo bố cục biên niên gồm các giai đoạn trong chặng đường hoạt động của Hồ Chủ tịch. Với hơn 150 ảnh cùng với các tư liệu minh họa, sách cung cấp cho bạn đọc những tư liệu và hình ảnh sống động về cuộc đời và hoạt động của Bác Hồ kính yêu, vị anh hùng giải phóng của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa của thế giới. 

Sách còn có phần Phụ lục về những thành tựu mà đất nước đạt được từ sau ngày Bác mất, khi thực hiện Di chúc của Bác và đi theo con đường mà Bác đã lựa chọn.

1. Việt Nam          2. Đẹp nhất                   3.  Bác Hồ

Hồ Chí Minh - Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

 

Hồ Chí Minh - Văn hóa soi đường cho quốc dân đi / Bùi Đình Phong. - Tái bản lần thứ 2. - Tp. Hồ Chí Minh : Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2023. - 272 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách được bố cục thành 4 chương:

Chương 1: Văn hóa Hồ Chí Minh - Dân tộc và nhân loại

Chương 2: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

Chương 3: Dưới ánh sáng văn hóa Hồ Chí Minh

Chương 4: Thế giới tôn vinh nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh

1. Hồ Chí Minh          2. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi

Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931

 

Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931 / Nguyễn Văn Khoan. - In lần thứ 3 có chỉnh sửa, bổ sung. - Tp. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2023. - 160 tr. ; 21 cm.

Vụ án Nguyễn Ái Quốc là một vụ án nổi tiếng trong lịch sử tòa án Hồng Kông trong thế kỷ XX. Trải qua gần 20 tháng bị giam giữ (6/6/1931 - 22/1/1933), Bác Hồ (lúc đó mang bí danh Tống Văn Sơ) đã phải đối mặt với cái chết do Pháp và Anh cấu kết với nhau. Nhưng với tinh thần lạc quan cách mạng và ý chí kiên cường, cách xử trí thông minh, tỉnh táo và khôn khéo của người cộng sản, cùng với sự giúp đỡ của Hội Quốc tế Cứu tế Đỏ và luật sư Francis Henry Loseby, cuối cùng Người đã giành được thắng lợi. Đây là vụ án được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.

Cuốn sách được tác giả Nguyễn Văn Khoan biên soạn đã có thêm nhiều tư liệu lưu trữ tại các Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh, Viện Lịch sử Đảng để soi rọi thêm ánh sáng về sự kiện lịch sử này. Cũng như các kho lưu trữ của Đảng và Nhà nước, các hồi ký và chuyện kể của các cụ Lê Tư Lành, Lý Phương Đức, Luật sư Loseby (Francis Henry Loseby) đã cung cấp thêm nhiều thông tin lý thú, nhiều chi tiết cụ thể. Nội dung phong phú của sách lại được chuyển tải qua một hình thức thích hợp với bố cục gọn, các chương súc tích, với lời văn nhẹ nhàng, có sức hấp dẫn bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ tuổi.

1. Nguyễn Ái Quốc            2. Vụ  án Hồng Kông               2. Năm 1931

Đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ của Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)


Về lợi ích dân tộc và phương thức thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí Minh


Xây dựng, phát triển giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới


PHẢI CHĂNG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY ĐÃ THAY ĐỔI BẢN CHẤT?

 Trịnh Xuân Việt

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ, xã hội loài người đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại.

Lợi dụng vấn đề này, một số phần tử lớn tiếng rêu rao rằng: chủ nghĩa tư bản đã thay đổi về chất nhờ việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ vào trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó, trong phương thức sản xuất tư bản ngày nay không còn hiện tượng người bóc lột người, xã hội tư bản là xã hội tiến bộ nhất trong lịch sự nhân loại mà loài người cần hướng đến.

Thực ra, những giọng điệu tuyên truyền đó vẫn không có gì mới và xa lạ đối với chúng ta. Về bản chất chúng vẫn theo những lối mòn cũ muốn phủ định giá trị vĩnh hằng của chủ nghĩa Mác - Lênin, và tạo cảm giác mơ hồ cho những người cộng sản trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng.

Nhìn nhận về vấn đề này, Đảng ta khi bàn về chủ nghĩa tư bản ngày nay, đã khẳng định “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.”[1] Những nhận định trên của Đảng ta được dựa trên một nền tảng vững chắc là chủ nghĩa Mác- Lênin, đồng thời xuất phát từ tình hình thực tiễn phát triển của chủ nghĩa tư bản để Đảng đưa ra những đánh giá hết sức khoa học về chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn hiện nay.

Các nhà kinh điển C.Mác và Ăng ghen khi phân tích về chủ nghĩa tư bản đã chỉ ra: từ khi mới ra đời, chủ nghĩa tư bản đã cho con người thấy tính ưu việt của nó. Theo C.Mác, Ăng ghen, đó là một bước tiến vĩ đại về phía trước trên những con đường phát triển của xã hội loài người. Nhưng chủ nghĩa tư bản không phải là hình thái xã hội vĩnh hằng, khi nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất và xã hội hóa thì sẽ bị hình thái xã hội thích ứng được với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất mới thay thế. Kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen, nghiên cứu CNTB từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền, Lênin đã chỉ ra bản chất kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trên cơ sở nghiên cứu chủ nghĩa tư bản độc quyền, Lênin còn khẳng định sự phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền tất yếu sẽ dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Theo cách nói của Lênin, hiện nay trong chủ nghĩa tư bản khuynh hướng “phát triển vô cùng nhanh” nổi trội hơn so với khuynh hướng ngừng trệ, thối nát vốn có của nó. Lênin cũng chỉ ra, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước vẫn còn nhiều tiền năng phát triển, song đó là sự phát triển trong khuôn khổ chủ nghĩa tư bản và tiềm năng phát triển đó không phải là vô hạn[2]. Càng phát triển, mâu thuẫn càng sâu sắc phức tạp.

Một số vấn đề đặt ra đối với kiểm soát quyền lực trong bối cảnh kiện toàn hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay


DONALD TRUMP VÀ 5 CUỘC CHIẾN ĐỊNH VỊ LẠI NƯỚC MỸ VÀ THẾ GIỚI

 

Hoàng Anh Tuấn

  



Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.

Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ - Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung - Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa.

Ở một góc độ nào đó, việc dư luận quan tâm đến khía cạnh thương mại và đối đầu chiến lược giữa hai cường quốc này là đúng nhưng chưa đủ vì nó mới chỉ phản ánh được một phần những chuyển động lớn đang chi phối cục diện thế giới hết sức phức tạp hiện nay.

Tạm thời chưa bàn đến chiến lược mới của Trung Quốc nhằm định vị lại vị thế quốc tế mới của mình và nỗ lực xây dựng một trật tự và hệ thống quan hệ quốc tế mới trong bài viết này, mà chỉ tập trung vào những chuyển động lớn từ Mỹ bắt đầu từ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Rất khó để hiểu chính xác Trump, ông ta muốn gì, sẽ làm gì, làm như thế nào và làm được đến đâu. Việc lãnh đạo Trung Quốc không hiểu rõ, phán đoán sai, rồi có những bước đi khiến “cuộc chiến thương mại” lúc đầu tưởng như chỉ bắt đầu từ những “xích mích” nhỏ, rồi lan ra thành cuộc đối đầu kinh tế, thương mại toàn diện… cần xem là chuyện “bình thường”.

Ngay chính trong lòng nước Mỹ, thích hay không thích nhưng một thực tế không chỉ các đối thủ, ngay các đồng minh chính trị cũng không hiểu Tổng thống muốn gì, còn người dân và giới doanh nghiệp thì “thấp thỏm” chờ đợi các dòng “tweets” hàng ngày của Tổng thống để phán đoán hành động tiếp theo. Chưa kể sự thể còn bị “rối bung” khi hàng ngàn tờ báo từ cánh tả tới cánh hữu lao vào bình luận, mổ xẻ, phân tích, rồi bút chiến nhằm dẫn dắt dư luận theo nhiều chiều hướng khác nhau khiến thông tin trở nên “nhiễu loạn”.

Chiến dịch tiến công tổng hợp ở khu 8 năm 1972 - Một sáng tạo độc đáo của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong chiến tranh giải phóng