Thứ Hai, 22 tháng 11, 2021

Giảng viên Trường Đảng "Tự học" theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh

                                                                                     TS Nguyễn Thị Hoa Phượng

                                                                                    TS Trần Thị Kim Ninh

                                                                                Học viện Chính trị khu vực II

 

Tóm tắt: Hồ Chí Minh xuất thân trong gia đình nhà Nho yêu nước, chịu ảnh hưởng tư tưởng tiến bộ của cụ thân sinh phó bảng Nguyễn Sinh Sắc “Ái quốc là ái dân”, sớm trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân. Vì những lý do đó, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành gác lại sự nghiệp học hành, ra đi tìm đường cứu nước. Trong quá trình bôn ba năm châu, bốn bể, tìm tòi, khảo nghiệm, Người vừa lao động, vừa tự học để có hiểu biết, có tri thức làm cách mạng; đồng thời, đó cũng là quá trình tự học. Tìm hiểu tấm gương tự học Hồ Chí Minh có giá trị to lớn đối với việc học tập, rèn luyện của đội ngũ giảng viên Trường Đảng hiện nay.

Từ khóa: Đội ngũ giảng viên trường Đảng; tự học; Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

Người thanh niên Nguyễn Tất Thành sinh ra ở thời điểm dân tộc Việt Nam đang bị đắm chìm trong cảnh nước mất nhà tan, cả dân tộc đang trăn trở tìm lời đáp cho câu hỏi: Làm thế nào để giải phóng dân tộc giành độc lập dân tộc? Để tìm ra câu trả lời, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã không chọn con đường học hành theo lối cổ truyền để trở thành một nhà Nho học hay một viên quan lại dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, mà đã có một quyết định táo bạo: “Tôi muốn đi ra nước ngoài xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”[1]. Từ đây, con đường hoạt động cách mạng thực tiễn của Hồ Chí Minh chính là con đường tự học, chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức của nhân loại.

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

Chính sách phát triển giảng viên chính trị ở Việt Nam hiện nay


 Chính sách phát triển giảng viên chính trị ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Hoa, Bùi Nghĩa. - Tp. Hồ Chí Minh : Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, 2019. - 112 tr. ; 21 cm.

Nội dung cuốn sách trình bày lịch sử nghiên cứu về giảng viên chính trị, lý luận chung về chính sách phát triển giảng viên chính trị ở Việt Nam hiện nay, thực trạng chính sách phát triển giảng viên chính trị ở Việt Nam hiện nay và một số giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển giảng viên chính trị ở Việt Nam.

1. Chính sách       2. Phát triển       3. Giảng viên         4. Chính trị       5. Việt Nam      6. Hiện nay

Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2016 - 2020


 Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 2016 - 2020: Lưu hành nội bộ / Đảng Cộng sản Việt Nam. - H. : Chính trị Quốc gia, 2021. - 1031 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách trình bày có hệ thống các nghị quyết, chỉ thị, kết luận quan trọng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban bí thư khóa XII, được ban chấp hành từ năm 2016 đến năm 2020 trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Nội dung cuốn sách gồm có 3 phần: 

- Phần thứ nhất: Các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Ban ban chấp hành Trung ương Đảng 2016 - 2020.

- Phần thứ hai: Các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị và Ban bí thư 2016 - 2020.

- Phần thứ ba: Các kết luận của Bộ Chính trị và ban bí thư 2016 - 2020.

1. Nghị quyết     2. Trung ương Đảng       3. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các cuộc vận động chỉnh đốn Đảng của Đảng cộng sản Việt Nam thời kỳ 1930 - 1975


 Các cuộc vận động chỉnh đốn Đảng của Đảng cộng sản Việt Nam thời kỳ 1930 - 1975 /  Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Biện Thị Hoàng Ngọc,…- H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 946 tr. ; 22 cm.

Phân tích bối cảnh lịch sử, nội dung, cách thức, kết quả, ý nghĩa tác động của các cuộc vận động chỉnh đốn Đảng từ khi Đảng được thành lập năm 1930 đến năm 1975, từ đó bước đầu đưa ra một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử quý báu

1. Vận động          2. Chỉnh đốn           3. Đảng của Đảng cộng sản Việt Nam         4. 1930 - 1975

Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 1: Khu ủy I, khu ủy X, khu ủy XII, khu ủy XIV, liên khu ủy X (1946 - 1948)


 Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 1: Khu ủy I, khu ủy X, khu ủy XII, khu ủy XIV, liên khu ủy X (1946 - 1948) / Nguyễn Thị Thu Hương (ch.b), Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Thị Hải. - H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 946 tr. ; 22 cm.

Giới thiệu 155 tài liệu, bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, thông tri, thông cáo, báo cáo, biên bản, đề án của các tổ chức tiền thân của Liên khu uỷ Việt Bắc như: Khu uỷ I, Khu uỷ X, Khu uỷ XII, Khu uỷ XIV và Liên khu uỷ X từ năm 1946 đến năm 1948 phản ánh hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo đối với các địa phương trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng Đảng...

1. Văn kiện      2. Liên khu ủy Việt Bắc         3. 1946 - 1956        4. Tập 1      5. 1946 - 1948

Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 3: Liên khu ủy I (1948)


 Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 3: Liên khu ủy I (1948) / Đinh Hữu Long (ch.b), Vũ Thúy Mai, Vũ Thị Duyên,…. -  H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 828 tr. ; 22 cm.

Giới thiệu 59 tài liệu, bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, thông tri, thông cáo, báo cáo, công văn... phản ánh hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Liên khu uỷ I đối với cuộc kháng chiến ở Liên khu trong năm 1949 trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, an ninh, công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng Đảng...

1. Văn kiện       2. Liên khu ủy Việt Bắc       3. 1946 - 1956        4. Tập 3            5. 1948

Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 4: Liên khu ủy I (1949)


Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 4: Liên khu ủy I (1949) / Huỳnh Thị Mai Hoa (trưởng nhóm), Phan Thị Hải, Hà Thị Hương . - H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 836 tr. ; 22 cm.

Giới thiệu 78 tài liệu, bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, thông tri, thông cáo, báo cáo, công văn... phản ánh hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Liên khu uỷ I đối với cuộc kháng chiến ở Liên khu trong năm 1949 trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, an ninh, công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng Đảng...

1. Văn kiện           2. Liên khu ủy Việt Bắc        3. 1946 - 1956         4. Tập 4        5. 1949

 

Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 5: Liên khu ủy Việt Bắc (1949 - 1950)


Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 5: Liên khu ủy Việt Bắc (1949 - 1950) / Phạm Thị Thu Hiền (ch.b), Nguyễn Văn Quang, Ngô Tú Quyên,… . - H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 828 tr. ; 22 cm.

Giới thiệu 150 tài liệu, bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, thông tri, thông cáo, báo cáo, công văn... phản ánh hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Liên khu uỷ Việt Bắc trong hai năm 1949 - 1950 trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, an ninh, công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng 

Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 6: Liên khu ủy Việt Bắc (1951 - 1952)


 

Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 6: Liên khu ủy Việt Bắc (1951 - 1952) / Phạm Thị Thinh (trưởng nhóm), Trịnh Thị Hương, Phan Thị Hải. - H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 948 tr. ; 22 cm.

Giới thiệu 173 tài liệu, bao gồm toàn bộ các văn kiện Đại hội đại biểu Liên khu uỷ Việt Bắc lần thứ I; các nghị quyết, chỉ thị, thông tri, báo cáo, công văn chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Liên khu uỷ Việt Bắc trong hai năm 1951 - 1952 trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, an ninh, công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng Đảng...

1. Văn kiện               2.  Liên khu ủy Việt Bắc        3. 1946 - 1956          4. Tập 6             5. 1951 - 1952

Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 7: Liên khu ủy Việt Bắc (1953)


 Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 7: Liên khu ủy Việt Bắc (1953) / Nguyễn Thị Hồng Phượng (trưởng nhóm), Nguyễn Thị Hải, Hà Thị Hương.- H. : Chính trị Quốc gia, 2020.- 946 tr.; 22cm.

Giới thiệu 111 tài liệu, bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, thông tri, thông cáo, báo cáo, kế hoạch, đề án của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Liên khu uỷ Việt Bắc ban hành trong năm 1953 trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, an ninh, công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng Đảng...

1. Văn kiện         2. Liên khu ủy Việt Bắc             3. 1946 - 1956       4. Tập 7         5. 1953

Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 8: Liên khu ủy Việt Bắc (1954)


Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 8: Liên khu ủy Việt Bắc (1954) / Nguyễn Thị Hạnh (trưởng nhóm), Trần Ngọc Lan, Nông Thị Ánh Phượng. - H. : Chính trị Quốc gia, 2020. - 924 tr. ; 22 cm.
Giới thiệu 146 tài liệu, bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, quyết nghị, thông cáo, báo cáo, công văn, điện... của Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Liên khu uỷ Việt Bắc ban hành trong năm 1954 trên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, an ninh, công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng Đảng...
1. Văn kiện                  2. Liên khu ủy Việt Bắc            3. 1946 - 1956           4. Tập 8                 5. 1954


Văn kiện Liên khu ủy Việt Bắc giai đoạn 1946 - 1956. Tập 9: Liên khu ủy Việt Bắc (1955-1956)





 

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

GIÁ TRỊ VỮNG BỀN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

 PGS, TS Đặng Quang Định

(LLCT) - Trong toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại, không một tư tưởng nào, học thuyết nào về lịch sử có thể sánh kịp với chủ nghĩa Mác về phương diện khoa học và cách mạng. Bằng việc phát hiện ra những quy luật khách quan của sự vận động, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất và lịch sử loài người, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, C.Mác đã chỉ ra cho giai cấp vô sản và nhân loại tiến bộ toàn thế giới con đường và biện pháp hiện thực để tự giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, bất công và xây dựng một chế độ xã hội mới hướng đến sự giải phóng triệt để và phát triển toàn diện con người. 

Nói một cách khái quát, chủ nghĩa Máclà học thuyết về sự giải phóng và phát triển. Chủ nghĩa ấy hướng đến sự giải phóng triệt để con người khỏi mọi sự nô dịch, áp bức bóc lột, sự hạn chế trong các quan hệ xã hội và hướng đến sự giải phóng triệt để con người. Chủ nghĩa ấy được xây dựng trên cơ sở kế thừa các thành tựu nhận thức khoa học của lịch sử tư tưởng nhân loại vàchỉ ra được những quy luật chi phối toàn bộ sự vận động và phát triển của thế giới vật chất nói chung và lịch sử xã hội nói riêng, chấm dứt mọi sai lầm của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo, chủ nghĩa duy vật siêu hình trong giải thích các hiện tượng xã hội và lịch sử. Chủ nghĩa Máccũng đóng góp vô cùng quý giá vào sự phát triển củatriết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa cộng sản khoa học và nhiều khoa học khác, trở thành nền tảng lý luận có ý nghĩa phương pháp luận to lớn trong việc phát triển tư duy và nhận thức của nhân loại. Lần đầu tiên chủ nghĩa ấy cung cấp phương pháp luận khoa học trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nó góp phần thay đổi căn bản tư duy của nhân loại trong việc thay đổi, cải tạo thế giới, hướng đến việc xây dựng một thế giới của con người, cho con người, vì con người. Ở đó, sự phát triển của mỗi người là tiền đề cho sự phát triển và tự do của tất cả mọi người. Vì vậy, chủ nghĩa ấy, đồng thời bao hàm tính cách mạng. Tính khoa học và cách mạng đã làm nên những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mácvà sức sống mạnh mẽ trong thời đại của chúng ta. Có thể khái quát những giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác ở những nội dung sau:

Thứ Tư, 3 tháng 11, 2021

BÀI HỌC LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ TỪ CÁCH ỨNG XỬ CỦA BÁC HỒ

 Nguyễn Nhâm

(HCM.VN) - Không chỉ tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, thương dân, trí tuệ và nhãn quan chính trị nhạy bén, năng lực thực tiễn và dự báo thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là hiện thân của phong cách ứng xử chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc, để lại bài học quý giá trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ của Đảng hôm nay.


Bác Hồ thăm bà con nông dân xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (1954). Ảnh tư liệu

Từ những câu chuyện về cách ứng xử của Bác...

Có rất nhiều câu chuyện về phong cách ứng xử của Bác Hồ, chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc, lưu lại cho bao thế hệ người Việt Nam và nhân dân trên thế giới. Dưới đây chỉ là một vài câu chuyện về cách ứng xử của Bác, để lại nhiều bài học quý giá cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ.

Câu chuyện mời Bác cưỡi ngựa: Năm 1950, Bác Hồ đi chiến dịch Biên giới. Anh em cảnh vệ kiếm được con ngựa, mời Bác cưỡi. Bác bảo: Chúng ta có bảy người, ngựa chỉ có một con, Bác cưỡi sao tiện. Anh em cố nài Bác: Chúng cháu còn trẻ, Bác đã nhiều tuổi, đường xa, công việc nhiều xin Bác lên ngựa cho. Bác nói: Các chú đều khỏe, còn trẻ cả, để đi đường xem các chú có theo kịp Bác không. Anh em khẩn khoản mãi, không nỡ từ chối, Bác trả lời: Thôi được, các chú cứ mang ngựa theo để nó đỡ hộ balô, gạo nước và thức ăn. Trên đường đi, ai mệt thì cưỡi. Bác mệt, Bác cũng sẽ cưỡi[1].

“Chú ngã có đau không?”: Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét, Bác vẫn làm việc rất khuya. Một lần, đồng chí bảo vệ Bác bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng hỏi: Chú nào ngã đấy? Bác tới rồi luồn tay vào hai nách, vừa kéo, vừa hỏi: Chú ngã có đau không? Bác sờ khắp người, nắn chân, nắn tay. Bác nói: Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống! Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Bác cười hiền hậu và căn dặn: “Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận”[2].

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2021

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và những vấn đề đặt ra

 Hoàng Phương

(VNTV). Những năm qua, công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đã mang lại những hiệu quả nhất định, góp phần giữ vững an ninh chính trị, ổn định xã hội, củng cố nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, từ khi Nghị quyết số 35-NQ/TW, ngày 22-10-2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” được ban hành, công tác này đã được triển khai một cách đồng bộ, thống nhất và toàn diện trên mọi mặt. Dù vậy, trước những yêu cầu của bối cảnh mới, vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với công tác bảo về nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thời gian qua, các thế lực thù địch không ngừng phủ định, xuyên tạc học thuyết Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đưa ra các luận điểm thúc đẩy bạo lực, chiến tranh, gây tác động tiêu cực đến hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa; xuyên tạc cán bộ lãnh đạo trong hệ thống chính trị; chống lại chính trị và pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Các thế lực thù địch chống phá hòng chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam, ngấm ngầm truyền bá tư tưởng đi ngược lại với chủ trương và đường lối của Đảng. Lợi dụng những hạn chế trong quản lý nhà nước để kích động biểu tình trái phép và xuyên tạc đường lối; tổ chức các hội thảo đòi xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử. Hơn nữa, chúng còn đòi bỏ Điều 4 Hiến pháp năm 2013, đòi đa nguyên, đa đảng; phá bỏ nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; vu cáo Đảng chiếm quyền của dân, vi phạm dân chủ, nhân quyền, “độc đoán", "đảng trị”; đối lập Đảng với Nhà nước và đối lập Đảng, Nhà nước với nhân dân... Chúng tận dụng tối đa hệ thống phát thanh, báo chí, xuất bản ở nước ngoài, các kênh facebook, youtube... để tung thông tin xấu, độc dưới dạng “thật như giả”, “giả như thật”. Chúng dựng lên các video clip, phóng sự có giao diện giống như của Đài Truyền hình Việt Nam và một số báo, đài chính thống để đưa tin. Mánh lới của chúng là "giật tít", “câu view” nhằm đánh trúng tâm lý tò mò của nhiều người. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch còn lôi kéo, kích động một bộ phận người dân và cả một số cán bộ hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vào các mục đích sai trái, bất hợp pháp, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội... Đây cũng là những vấn đề cần được nhận diện đầy đủ để có biện pháp, phương hướng xử lý, đấu tranh phù hợp, hiệu quả.

Thứ Hai, 1 tháng 11, 2021

Biến đổi giá trị văn hóa làng xã trong quá trình đô thị hóa

 


VĂN HÓA - SỨC MẠNH NỘI SINH CỦA DÂN TỘC

 

Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững - Xu thế chung của thế giới và Việt Nam


Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thị trường khoa học - công nghệ ở Việt Nam

 


NHẬN DIỆN, PHẢN BÁC MỘT SỐ LUẬN ĐIỆU SAI TRÁI VÀ YÊU CẦU RÚT RA TRONG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA ĐẢNG TA

                                                                                         TS. Nguyễn Văn Điển

                                                                             Học viện Chính trị khu vực II

Tóm tắt

Bài báo nêu lên việc nhận diện một số luận điệu sai trái về đường lối, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và đề xuất luận cứ phản bác khoa học, phù hợp. Qua đây, cũng cho thấy vai trò quan trọng của công tác tuyên truyền lý luận chính trị của Đảng ta nhằm lan tỏa những luận cứ đúng đắn, phản bác các luận điệu sai trái. Trên cơ sở đó, đặt ra các yêu cầu trong công tác tuyên truyền lý luận chính trị gắn với phản bác các luận điệu sai trái, thù địch nhằm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay.

Từ khóa: nhận diện, phản bác, luận điệu sai trái, tuyên truyền lý luận…

1. Nhận diện và phản bác một số luận điệu sai trái về đường lối, nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Trước hết, cần thống nhất quan niệm về các luận điệu sai trái: là cách nhìn nhận sai lệch, phiến diện, không đúng với sự thật, thậm chí là “tha hóa”, đi ngược với đường lối, chủ trương, chính sách và sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta, trái với đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc… Đôi khi những quan niệm, luận điểm sai này được “nâng cấp lên”, ngụy biện thành “lý luận” để chống phá Đảng, Nhà nước ta - đó chính là các luận điệu, quan điểm xuyên tạc, thù địch! Trong quá trình tuyên truyền lý luận chính trị hiện nay chúng ta thường gặp những luận điệu sai trái, thậm chí thù địch nhằm chống phá nền tảng tư tưởng và đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta. Chúng ta có thể nhận diện một số luận điệu xuyên tạc và nêu luận cứ phản bác như sau.

1.1. Về luận điệu đòi phủ nhận đường lối phát triển của Đảng ta hơn 90 năm qua và thành tựu kinh tế, hội nhập hơn 35 năm đổi mới của Việt Nam

Hiện có một số cá nhân, tổ chức thù địch luôn rêu rao luận điệu: những thành quả đổi mới mà nước ta có được là “ăn may”, là nhờ các nước tư bản phát triển mở rộng đầu tư, hỗ trợ trong bối cảnh toàn cầu hóa… Đây là những điều sai trái, muốn phủ nhận vai trò lãnh đạo và những thành tựu, nỗ lực to lớn của Đảng, Nhà nước & nhân dân ta. Tuy nhiên thực tiễn lại hoàn toàn phủ nhận điều đó! Chính nhờ đường lối đúng đắn và sự lãnh đạo tài tình, toàn diện và hợp lý của Đảng mà “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”1.