Thứ Ba, 5 tháng 3, 2024

Tín ngưỡng lễ hội cổ truyền ở Việt Nam


 Tín ngưỡng lễ hội cổ truyền ở Việt Nam / Ngô Đức Thịnh (ch.b). - H. : Tri thức, 2023. - 414 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách bao gồm nhiều bài nghiên cứu, nội dung tập trung vào một số cụm vấn đề sau:

- Phần thứ nhất, gồm 10 bài, nêu khái quát về tín ngưỡng dân gian các dân tộc ở Việt Nam, và đi sâu nghiên cứu một số tín ngưỡng riêng lẻ. Đặc biệt, thông qua các bài nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Tản Viên, Chử Đạo Tổ, Bà Chúa Kho, thờ Tà thần..., tác giả thử áp dụng phương pháp bóc tách các lớp văn hóa và biểu tượng tiềm ẩn trong mỗi hình thức thờ cúng.

- Phần thứ hai, gồm 8 bài, đề cập tới các vấn đề tín ngưỡng Thờ Mẫu và nghi lễ Shaman (Lên đồng) của người Việt, Chăm và Tày, Nùng.

- Phần thứ ba, gồm 10 bài, đề cập chủ yếu tới vấn đề Lễ hội và văn hóa tín ngưỡng. Ngoài ra còn có một số bài tổng thuật về tình hình nghiên cứu tín ngưỡng, lễ hội ở Việt Nam và nước ngoài. 

1. Tín ngưỡng                   2. Lễ hội cổ truyền                          3. Việt Nam

Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam


 Bản sắc văn hóa vùng ở Việt Nam / Ngô Đức Thịnh (ch.b). - H. : Tri thức, 2023. - 288 tr. ; 24 cm.

Phác thảo phân vùng văn hoá ở Việt Nam gồm: Vùng văn hoá đồng bằng Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Tây Bắc và miền núi Bắc Trung Bộ, vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung và Nam Trung Bộ, Trường Sơn - Tây Nguyên, Nam Bộ. Phân tích đa dạng bản sắc văn hoá vùng và tổng thể sự phát triển văn hoá các dân tộc ở Việt Nam

 1. Bản sắc                      2. Văn hóa vùng                         3. Việt Nam

Nam Phương Hoàng Hậu - Vị quốc mẫu tân thời qua tư liệu báo chí (1934 - 1945)

 

Nam Phương Hoàng Hậu - Vị quốc mẫu tân thời qua tư liệu báo chí (1934 - 1945) / Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính. - Tp. Hồ Chí Minh : Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2023. - 191 tr. ; 21 cm.

Trong khuôn khổ của cuốn sách này, tác giả muốn gửi đến bạn đọc hình tượng một vị Hoàng hậu cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn đã thoát ly khỏi những bó buộc ngặt nghèo của truyền thống đối với người phụ nữ Việt Nam thông qua tài liệu báo chí trong giai đoạn 1934 - 1945, cũng tức là trong khoảng thời gian bà tại vị Hoàng hậu. Từ đó, góp phần giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Hoàng hậu - Hoàng đế, Hoàng thất, cũng như những công việc mà Hoàng Hậu Nam Phương đã làm có ảnh hưởng đến công cuộc trị vì và giúp đỡ cho thần dân của mình lúc bấy giờ. 

1. Nam Phương Hoàng Hậu

Đạo Phật hiện đại hóa


 Đạo Phật hiện đại hóa  / Thích Nhất Hạnh. - H. : Thế giới, Thaihabooks, 2023. - 263 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách này tập hợp các bài viết do các tác giả thực hiện trước thời điểm năm 1975, trong một hoàn cảnh lịch sử - xã hội khác nên có độ lùi thời gian khá lớn tính đến thời điểm hiện tại và xã hội hiện tại. Do vậy, cách dùng từ, từ vựng, tên riêng và dữ kiện lịch sử, văn hóa, xã hội chính trị không cập nhật theo tiến trình phát triển của đất nước, nhưng những nguyên lý của Phật giáo và kiến giải của tác giả thì vẫn có giá trị tư liệu nhất định để chúng ta tham khảo.

1.  Đạo Phật                 2. Hiện đại hóa 

Bạn đã có sẵn mọi tố chất cần thiết để khởi nghiệp thành công


 Bạn đã có sẵn mọi tố chất cần thiết để khởi nghiệp thành công / Ash Ali, Hasan Kubba; Thúy Thúy dịch. - Tp. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2023. - 284 tr. ; 21 cm.

Sau khi đi đọc cuốn sách này, bạn sẽ có hành trang là:

- Hiểu biết chắc chắn về Lợi thế Bất công đối với một cá nhân và một startup.

- Hiểu cách xác định và vận dụng Lợi thế Bất công của chính bạn để thành công trong kinh doanh.

- Hướng dẫn Khởi động Nhanh một startup - để giúp bạn bắt đầu với một nền tảng thực sự vững chắc trên hành trình điên rồ này. 

1. Khởi nghiệp                          2. Thành công

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

Hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thời kỳ đổi mới


Kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)


GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LỢI ÍCH DÂN TỘC THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ THỰC TIỄN ĐỔI MỚI HIỆN NAY

Nguyễn Văn Nguyên

  TCCS - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nghiên cứu giải quyết lợi ích giữa dân tộc và quốc tế trên nguyên tắc bảo đảm lợi ích dân tộc. Đây là quan điểm nhất quán của Người và được Đảng ta vận dụng sáng tạo trong mọi quyết sách phát triển đất nước.

Ngay từ khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, rồi hoạt động ở Quốc tế Cộng sản, Người luôn tuân thủ sự chỉ đạo và phân công của Quốc tế Cộng sản, nhưng cũng sáng tạo dựa trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam và Đông Dương. Hồ Chí Minh coi cách mạng Việt Nam nằm trong phạm trù cách mạng vô sản thế giới, nhưng trong điều kiện là một nước thuộc địa (mất quyền dân tộc), Người luôn khẳng định, cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc. Vì vậy, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930), với mục tiêu giải phóng dân tộc, Người đặt vấn đề dân tộc lên trên vấn đề giai cấp. Người kiên trì quan điểm của mình cho đến khi đường lối cách mạng giải phóng dân tộc chính thức trở thành đường lối của cách mạng Việt Nam.

Năm 1941, sau khi về nước nắm vai trò lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc và chuẩn bị lực lượng giành chính quyền, vấn đề lợi ích dân tộc càng được đề cao trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Người khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”(1), quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Tư tưởng phục vụ quyền lợi dân tộc của Người ngày càng được quán triệt và thấm nhuần trong những người cộng sản Việt Nam và đấy chính là động lực vô cùng quan trọng để Đảng và nhân dân ta vượt qua những khó khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công để nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

Từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh cho rằng, sự viện trợ, giúp đỡ của bầu bạn quốc tế là rất quan trọng nhưng không thể trông chờ vào đó mà cần tự lực cánh sinh, tự lực tự cường: “...muốn người ta giúp cho, thì trước mình phải tự giúp lấy mình đã”(2). Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước là thách thức lớn đối với vận mệnh dân tộc. Vì vậy, việc tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa là rất cần thiết nhằm góp phần thực hiện thắng lợi những mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Bằng những hoạt động tích cực, Hồ Chí Minh góp phần củng cố tình đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa anh em, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Trong quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lợi ích dân tộc còn được coi là tiêu chí để phân biệt bạn - thù, là cơ sở để phân hóa kẻ thù và tập hợp lực lượng. Người cho rằng: “Đối với người, ai làm gì lợi ích cho nhân dân, cho Tổ quốc ta đều là bạn. Bất kỳ ai làm điều gì có hại cho nhân dân và Tổ quốc ta tức là kẻ thù. Đối với mình, những tư tưởng và hành động có lợi ích cho Tổ quốc, cho đồng bào là bạn. Những tư tưởng và hành động có hại cho Tổ quốc và đồng bào là kẻ thù”(3).

Từ cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, đứng vững trên lập trường nguyên tắc, chú trọng vận động, thuyết phục, kiên trì chờ đợi, đấu tranh có lý có tình, cùng với nghệ thuật ứng xử khôn khéo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đóng góp quan trọng vào việc giữ được quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với hai nước lớn xã hội chủ nghĩa là Liên Xô và Trung Quốc. Trong xử lý mối quan hệ quốc tế, Hồ Chí Minh cho rằng, phải bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài của dân tộc, phải tăng cường tình đoàn kết quốc tế, tránh gây mất đoàn kết. Người nói: “Vì đoàn kết mà phải tranh đấu... phải làm sao trong Đảng và trong nhân dân giữ được lòng yêu mến và biết ơn các nước bạn anh em”(4). Luôn đặt lợi ích của Việt Nam lên trên hết, nhưng Hồ Chí Minh kiên quyết chống tư tưởng dân tộc vị kỷ, dân tộc hẹp hòi. Thậm chí đối với nước thù địch, Nguời cũng tính tới lợi ích của họ, ứng xử độ lượng. Tháng 7-1946, trong thư gửi Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại, Người khẳng định, nếu nước Pháp không thừa nhận độc lập của Việt Nam, đó sẽ là một thiệt thòi cho nước Pháp và cho cả nước Việt Nam nữa. Song đối với nước Pháp sự thiệt thòi sẽ là vĩnh viễn.

170 NĂM TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN – NGHĨ VỀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

 Nguyễn Thị Thanh Huyền,

 Hoàng Trung Thành


TCCSĐT - Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do C.Mác và Ph.Ăng-ghen soạn thảo, một văn kiện mang tính Cương lĩnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trên thế giới được đánh giá là giữ địa vị đặc biệt quan trọng trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, và là cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế từ tự phát sang tự giác.

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Tư tưởng xuyên suốt Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức bóc lột, khỏi mọi sự tha hóa. Nhiệm vụ lịch sử ấy đặt lên vai giai cấp công nhân. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga là thắng lợi tư tưởng của Tuyên ngôn Đảng Cộng sản được hiện thực hóa từng bước trên lãnh thổ rộng 1/6 trái đất, nối với thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô rồi sau đó là thắng lợi của cách mạng Việt Nam, cách mạng Trung Quốc, Cu-ba…

Về nội dung sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử cao cả, là giai cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản, trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ tiêu hoàn toàn sự phân chia giai cấp. Vì thế, sứ mệnh lịch sử giai cấp công nhân không phải là duy trì giai cấp công nhân mà là giải phóng triệt để con người. Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” C.Mác-Ph.Ăng-ghen đã khẳng định: “Toàn bộ lý luận của chủ nghĩa cộng sản là thủ tiêu chế độ tư hữu”. Một khi chế độ tư hữu không còn thì nguyên nhân phân chia xã hội thành giai cấp, nhà nước cũng bị xóa bỏ. Do đó với tư cách là một giai cấp, giai cấp công nhân cũng sẽ không còn lý do tồn tại. Con đường đi tới xã hội không giai cấp là con đường quanh co và nhiều phức tạp. Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp công nhân phải tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao động, tiếp thu lý luận khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để thành lập nên chính đảng tiên phong của mình và sẵn sàng đấu tranh khi có thời cơ cách mạng. 

170 năm qua, lịch sử thế giới đã có nhiều đổi thay, chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trải qua những thăng trầm, biến đổi. Trên con đường ấy, có những thời điểm con đường cách mạng của giai cấp vô sản gặp nhiều khó khăn với sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu - một tổn thất to lớn đối với phong trào cộng sản và xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Song đó là sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực được xây dựng ở Nga và sau đó là ở Liên bang Xô viết, chứ không phải là sự sụp đổ của học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa xã hội. Những tư tưởng về giai cấp công nhân được phản ánh trong tuyên ngôn không những không bị lỗi thời mà vẫn có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn lớn lao đối với giai cấp công nhân nước ta cũng như giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, thế giới vừa hợp tác, vừa đấu tranh nên việc nhận thức một cách rõ ràng, không mơ hồ, không ảo tưởng về chủ nghĩa tư bản hiện đại, về bản chất giai cấp của Nhà nước tư sản giúp chúng ta có một cách nhìn đúng đắn. Tuyên ngôn đã khẳng định sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã đem lại những thành tựu rất lớn cho xã hội loài người. Tuy nhiên, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng được xã hội hoá cao với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng gay gắt. Mâu thuẫn đó tất yếu dẫn đến cách mạng vô sản. 

Hiện nay, những thành tựu khoa học - công nghệ phát triển, đặc biệt là từ nửa sau thế kỷ XX, giai cấp công nhân đã có những biến đổi nhất định về phương thức lao động và phương diện đời sống (tình trạng sở hữu, điều kiện lao động, mức thu nhập, trình độ học vấn, trình độ tay nghề,...). Một bộ phận giai cấp công nhân ở các nước tư bản chủ nghĩa đã có một số tư liệu sản xuất, đã góp cổ phần tại các xí nghiệp tư bản. Nhưng, thực tế số tư liệu sản xuất và lượng cổ phần của giai cấp công nhân chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với số tài sản “khổng lồ” của các nhà tư bản. Là một cổ đông nhỏ, giai cấp công nhân không thể cùng với nhà tư bản phân chia quyền lực. Do đó, xét về bản chất vẫn phải làm thuê cho nhà tư bản. Giai cấp công nhân ở các nước xã hội chủ nghĩa đã trở thành giai cấp cầm quyền và là chủ sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, thì khái niệm giai cấp vô sản theo đúng nghĩa của từ đó cũng hoàn toàn không còn nữa. Tuy nhiên, giai cấp công nhân ở các nước này vẫn là một bộ phận của giai cấp vô sản (giai cấp công nhân) toàn thế giới.

Cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, giai cấp công nhân có xu hướng “trí thức hóa” ngày càng tăng. Điều đó không làm thay đổi bản chất và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân vẫn là giai cấp có sứ mệnh xóa bỏ tình cảnh vô sản, trở thành giai cấp có địa vị làm chủ để tiến tới “tự thủ tiêu” chính mình với tư cách là một giai cấp.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới chính là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Lớp công nhân Việt Nam đầu tiên xuất hiện gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (năm 1897) và thực sự trở thành giai cấp công nhân Việt Nam từ công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp lần thứ hai (1924-1929). Cùng với quá trình phát triển của cách mạng, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai cấp công nhân quốc tế. Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có đặc điểm riêng. Đó là:

Phát triển tư bản tài chính và con đường đi đến khủng hoảng


TRIẾT HỌC MÁC XÍT – HÌNH THỨC TƯ DUY LÝ LUẬN ĐÚNG ĐẮN ĐỂ TIẾP CẬN TÍNH TOÀN VẸN VỀ CON NGƯỜI VÀ THẾ GIỚI CON NGƯỜI

Đỗ Huy(*)

Con người và thế giới của con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, như tâm lý học, xã hội học, lịch sử, văn hoá học... Song, theo chúng tôi, chỉ có triết học và triết học mácxít chứ không phải triết học Cantơ, Hêgen, Phoiơbắc hay những trào lưu triết học sau này như chủ nghĩa Tômát mới, chủ nghĩa hiện sinh mới có cách giải quyết đúng đắn vấn đề này. Làm được điều này, các nhà triết học mácxít đã dựa trên quan điểm thực tiễn vật chất – tinh thần, trong đó, tâm điểm của nó là lao động của con người.

Con người cùng với thế giới người mà nó tạo ra là cả một thiên hà các vấn đề. Vấn đề con người từ đâu tới, các quan hệ của nó, sự tồn tại thế giới bên trong, thế giới bên ngoài trong thực tiễn lịch sử - xã hội của con người; cá thể và cá tính của con người, các hoạt động và khả năng sáng tạo của con người; con người đi đâu và về đâu; các tổ chức xã hội của con người, các kiểu con người trong tiến trình lịch sử v.v. và v.v. đã từng là cội nguồn tạo ra những khoa học nghiên cứu con người và thế giới của con người.

Các khoa học vật lý học, sinh học, y học, ưu sinh học... đã từng đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình lý giải bản chất tự nhiên của con người. Các thành tựu của ưu sinh học người đã khám phá ra bộ gien người và đặc biệt, đã tạo ra con người bằng sinh sản vô tính. Sau khi tạo ra được con người từ trong các ống nghiệm, các cá thể người ấy sống như thế nào. Nó có gia đình không? Nó có chuẩn mực đạo đức xã hội không? Nó có mỹ cảm bình thường không?... rõ ràng chưa có khoa học nào nghiên cứu các con người ấy sẽ tồn tại như thế nào và nó đi đâu, về đâu, ảnh hưởng của nó đến toàn bộ đạo đức xã hội ra sao?

Con người đã tạo ra các khoa học tự nhiên để nghiên cứu mình. Ngoài khoa học tự nhiên, con người còn tạo ra các khoa học xã hội và khoa học nhân văn để lý giải bản chất xã hội, những tầng, những lớp, tâm linh, ứng xử, giao tiếp và các khả năng tiềm ẩn của mình. Trong số các khoa học xã hội và khoa học nhân văn nghiên cứu các hoạt động người, trước hết phải kể đến Khoa xã hội học. Khoa xã hội học đã đạt được rất nhiều thành tựu khi giải quyết và lý giải các vấn đề xã hội của con người. Mặc dù ngành khoa học này đã nghiên cứu các hình thái ý thức và tồn tại xã hội, các tổ chức và cơ cấu xã hội của con người, song nó lại không có khả năng xây dựng một hệ thống lý luận về mặt tự nhiên trong bản chất của con người. Dù là xã hội học cổ điển hay xã hội học hiện đại, xã hội học mácxít hay ngoài mácxít, mặt tự nhiên của con người đều nằm ngoài hệ thống lý luận của nó. Bản chất toàn vẹn của con người là sự thống nhất giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Nếu xã hội học không bao chứa được mặt tự nhiên trong con người thì nó không thể chứa đựng được việc nghiên cứu các hình thức vận động tự nhiên của bản thân con người và các sáng tạo về mặt tự nhiên của con người.

Điều luật nhân quyền Magnitsky vi phạm nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết

 


Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam