Thứ Hai, 11 tháng 4, 2022

FPT bí lục: khám phá văn hóa doanh nghiệp tại FPT


 FPT bí lục: khám phá văn hóa doanh nghiệp tại FPT / Nguyễn Thành Nam, Phan Phương Đạt, Lê Đình Lộc, Nông Thị Bích Vân, Nguyễn Thu Huệ. - H. : Hà Nội, 2021. - 480 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách gồm 4 phần:

   + Phần 1: Mô hình văn hoá doanh nghiệp của Edgar Schein

   + Phần 2: Văn hoá FPT đã hình thành như thế nào?

   + Phần 3: Sự tiến hoá của văn hoá FPT

   + Phần 4: Suy ngẫm

1. Tập đoàn FPT      2. Doanh nghiệp        3. Văn hóa

Sống chết mỗi ngày: Hành trình đi xuyên qua các tiến trình Sinh Tử của một nhà sư Phật giáo

 

Sống chết mỗi ngày: Hành  trình đi xuyên qua các tiến trình Sinh Tử của một nhà sư Phật giáo / Yongey Mingyur Rinpoche, Helen Tworkov; Sen Xanh dịch. - H. : Hà Nội, 2021. - 383 tr. ; 23 cm.

Cuốn sách đưa người đọc bước vào thế giới nội tâm của một nhà sư Phật giáo trẻ tuổi và kiệt xuất. Ngài đã phải đối mặt với sợ hãi, tức giận, bệnh tật và cả cái chết ngay sau khi bắt đầu hành trình nhập thất lang bạt của mình. Những khó khăn về cả thể chất lẫn tinh thần như vậy có thể làm đảo lộn đời sống của một con người bình thường, nhưng đối với Mingyur Rinpoche, ngài đã biến nó thành cơ hội để đào luyện tâm và làm sâu sắc hơn cam kết chuyển hóa mọi nghịch cảnh vào đường tu giác ngộ.

1. Phật giáo      2. Tôn giáo        3. Đời sống tinh thần

Quá trình tranh chấp chủ quyền giữa các bên ở quần đảo Trường Sa từ năm 1988 đến 2020


 Quá trình tranh chấp chủ quyền giữa các bên ở quần đảo Trường Sa từ năm 1988 đến 2020: Sách chuyên khảo / Nguyễn Thị Quế, Bùi Đức An (đồng ch.b). - H. : Chính trị Quốc gia, 2021. - 224 tr. ; 24 cm.

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về tranh chấp chủ quyền giữa các bên ở quần đảo Trường Sa từ năm 1988 đến 2020. Thực trạng tranh chấp chủ quyền giữa các bên ở quần đảo Trường Sa (1998-2020). Đưa ra các tác động, dự báo tranh chấp chủ quyền giữa các bên ở quần đảo Trường Sa đến năm 2028 và một số khuyến nghị

1. Chính trị       2. Tranh chấp        3. Chủ quyền              4. Quần đảo Trường Sa       5. 1988 - 2020     6. Sách chuyên khảo

Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết phục vụ trực tiếp cho yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước

 
Những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp thiết phục vụ trực tiếp cho yêu cầu đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; Sách tham khảo / Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (đồng ch.b), Nguyễn Mạnh Hùng,…. - H. : Chính trị Quốc gia, 2021. - 360 tr. ; 24 cm.

Nội dung cuốn sách tập trung nghiên cứu làm rõ: nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước - một số vấn đề lý luận, quan điểm của Đảng và kết quả đạt được sau 35 năm đổi mới; kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước - những vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay; quan điểm, định hướng giải quyết...

1. Phương thức lãnh đạo     2. Đảng Cộng sản Việt Nam     3. Nhà nước     4. Việt Nam

Về chức danh "hàm" lãnh đạo, quản lý


"Đời sống mới" và những gợi ý về xây dựng văn hóa chính trị ở nước ta hiện nay

 


SÁCH THAM KHẢO

1.  Ba mô hình lý thuyết và quan điểm của Đảng ta hiện nay về quan hệ quốc tế, TS. Vũ Thế Hiệp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, 159 tr, 14,5 x 20,5 cm

Cuốn sách giới thiệu những nội dung đại cương, hệ thống của ba mô hình lý thuyết nền tảng - hiện thực chủ nghĩa, tự do chủ nghĩa, macxit và nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của đảng và nhà nước ta hiện nay về quan hệ quốc tế.

2.  Lịch sử quan hệ quốc tế, Đặng Quang Trung (dịch), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, 687 tr, 26 x 24 cm

Nội dung cuốn sách gồm 6 phần:

 

-   Phần 1: Giới thiệu một số đặc điểm cơ bản của trật tự Yalta - Potsdam; sự ra đời của một loạt quốc gia tổ chức mới như CHDC Đức, CHLB Đức, CHND Trung Hoa, Liên minh Tây Âu, NATO… đồng thời đề cập những cuộc khủng hoảng đầu tiên của chiến tranh lạnh…

-   Phần 2: Nêu lên những mâu thuẫn của hệ thống lưỡng cực, cuộc khủng hoảng trong khối cộng đồng xã hội chủ nghĩa; cuộc khủng hoảng kênh đào Xuez và cuộc khủng hoảng Caribe…

-   Phần 3: Phân tích một số vấn đề quốc tế diễn ra nổi bật trong những năm 1960, mâu thuẫn trong quá trình hội nhập Tây Âu và việc mở rộng Cộng đồng kinh tế châu Âu lần thứ nhất, tình hình nội bộ khối cộng đồng hội chủ nghĩa trong những năm 1960; quan hệ Xô - Mỹ; quan hệ Xô - Trung; quan hệ Xô - Nhật…

-   Phần 4: Trình bày về tình hình ở Đông Dương với những diễn biến phức tạp ở Campuchia; quan hệ Trung Quốc và Việt Nam, xung đột ở Campuchia, quan hệ Xô - Mỹ - Trung…

-   Phần 5: Phân tích quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực và ảnh hưởng của nó đối với tình hình thế giới…

-   Phần 6: Đưa ra một số đánh giá, nhận định về quá trình toàn cầu hóa, phân tích các nhân tố góp phần hình thành trật tự thế giới đơn cực trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX thập niên đầu thế kỷ XXI; sự thay đổi vị thế quốc tế của Nga; các cuộc xung đột ở Côxôvô, Maxedonia; quan hệ Nga - NATO, Nga - Grudia, Nga - Trung Quốc…

3.  Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử, Hoàng Khắc Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, 524 tr, 14.5 x 20.5 cm

Cuốn sách tập trung bàn về quan hệ quốc tế trên phương diện thuyết, xác định các xu hướng vận động trong quan hệ quốc tế, tìm hiểu những điều kiện chi phối sự tương tác giữa các chủ thể, dự báo hành vi phản ứng của chúng trong quan hệ quốc tế… đồng thời phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống quốc tế, như tìm hiểu nhận thức về hệ thống quốc tế, các yếu tố tạo nên hệ thống quốc tế khái niệm hệ thống quốc tế, trình bày các khái niệm về quyền lực, chạy đua vũ trang, nguyên nhân chiến tranh…

4.  Quan hệ quốc tế: Những khía cạnh thuyết vấn đề, Nguyễn Quốc Hùng

- Hoàng Khắc Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, 391 tr, 14.5 x

20.5 cm

Cuốn sách gồm những bài viết và nghiên cứu của hai tác giả trong những năm gần đây, tập trung phân tích quan hệ quốc tế, hội nhập quốc tế trên những khía cạnh thuyết vấn đề của thực tiễn lịch sử thế giới, khu vực. Bên cạnh đó, các tác giả còn trình bày mối quan hệ giữa nước ta với một số nước và khu vực trên thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế khu vực ngày nay. Đồng thời nêu một số xu hướng lý luận về hội nhập quốc tế; phân tích xung đột tôn giáo từ góc độ quan hệ quốc tế… theo cách tiếp cận của mình.

BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TÌNH HÌNH MỚI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

 Tô Huy Rứa

Sáng ngày 29-12-2008, kỳ họp thứ 7, Hội đồng Lý luận Trung ương đã khai mạc tại thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng chí Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã trình bày Báo cáo Đề dẫn. Chúng tôi xin trích giới thiệu Báo cáo Đề dẫn do đồng chí Tô Huy Rứa trình bày tại Kỳ họp này.

I- Tư duy mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Như chúng ta đã biết, từ sau 1975, đặc biệt sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô và  các nước xã hội chủ nghĩa Đông  Âu tan rã, cục  diện thế giới  đã  có những biến đổi cực kỳ sâu sắc, phong phú, phức tạp, mau lẹ và khó    lường. Đối tác, đối tượng của sự nghiệp xây dựng và  bảo  vệ  Tổ  quốc  của chúng ta cũng có những đặc điểm mới, biến động mới,  khác trước. Cùng  với  quá trình đổi mới đi vào chiều sâu và phát triển toàn diện, tình hình trong nước cũng xuất hiện nhiều đặc điểm mới với cả thời cơ lớn và những thách thức gay gắt, nguy cơ mới.

Nhận thức kịp thời và sâu sắc những vấn đề trên, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (Khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã khẳng định một hệ thống quan điểm mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc với 6 nội dung không tách rời nhau: Một là, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Quan niệm trên là một bước tiến mới trong tư duy lý luận của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, không chỉ là sự tổng kết thực tiễn quá khứ mà còn là dự báo chính xác những vấn đề của tương lai trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Trước đây, tư duy về bảo vệ Tổ quốc của chúng ta thường chú trọng đến bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống lại sự xâm lược  từ bên  ngoài. Tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay gắn mục tiêu trên với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Trong tình hình mới, nhằm bảo đảm vững chắc an ninh sinh tồn và an ninh phát triển của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, Đảng ta khẳng định, không chỉ bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, còn là bảo vệ nhân dân, giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng; chống kẻ thù xâm lược từ bên ngoài và bọn phản động bên trong cấu kết với nhau; “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc, chống “tự diễn biến” trong nội bộ ta.

Trước đây, trong điều kiện phải chiến đấu chống xâm lược, giải phóng Tổ quốc, tư duy chiến lược của chúng ta về bảo vệ  Tổ  quốc thiên  về  dùng    trang chống lại sự tấn công từ bên ngoài là chủ yếu. Ngày nay, trong điều kiện rất mới của quốc tế và trong nước, một mặt phải chuẩn bị đầy đủ sức mạnh vũ trang cần thiết để giữ vững hòa bình, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch trong mọi tình huống; mặt khác, tư duy mới về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc nhấn mạnh sức mạnh và các biện pháp phi vũ trang để giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội không phải tiến hành chiến tranh, ngăn chặn không để xảy ra chiến tranh, phát triển đất nước về mọi mặt theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Về đối tượng, đối tác, tư duy bảo vệ Tổ quốc, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại của chúng ta đã có sự phát triển, đổi mới. Chúng ta nhận thức về đối tượng và đối tác linh hoạt, uyển chuyển và biện chứng hơn; chúng ta cũng ngày càng thấy rõ vai trò quan trọng của an ninh và đối ngoại, sự cần thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh và đối ngoại trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc; giữa quốc phòng, an ninh, đối ngoại với kinh tế - tức là chúng ta nhận thức toàn diện, sâu sắc, biện chứng hơn mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới. Đó là một thành quả mới về lý luận bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta.

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2022

Công cuộc đổi mới và phương thức lãnh đạo của Đảng


Chỉ đạo chiến lược của Đảng trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1973 - 1975)










Nguồn: Tạp chí Lịch sử Đảng. - 2018. - Số 4 (329). - Tr. 3 - 10

"Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của V.I.Lênin và con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc

 


Giai cấp công nhân Việt Nam - Thực trạng và suy ngẫm

 


Quan điểm của V.I. Lênin về tính tất yếu phát triển chủ nghĩa tư bản nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản chủ nghĩa


Cống hiến của C.Mác trong xây dựng, phát triển phép biện chứng duy vật