1. Ba mô hình lý thuyết và quan điểm của Đảng ta hiện nay về quan hệ quốc
tế, TS. Vũ Thế Hiệp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, 159 tr, 14,5 x 20,5
cm
Cuốn sách giới thiệu những nội dung đại cương, hệ thống của
ba mô hình lý thuyết nền tảng - hiện thực chủ nghĩa, tự do chủ nghĩa, macxit và
nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của đảng và nhà nước ta
hiện nay về quan hệ quốc tế.
2. Lịch sử quan hệ quốc tế, Đặng Quang Trung (dịch), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, 687 tr, 26 x 24 cm
Nội dung cuốn sách
gồm 6 phần:
-
Phần
1: Giới thiệu một số đặc điểm cơ bản của trật tự Yalta -
Potsdam; sự ra đời của một loạt quốc gia và tổ chức mới như CHDC Đức, CHLB Đức, CHND
Trung Hoa, Liên minh Tây Âu, NATO… đồng thời đề cập những cuộc khủng hoảng đầu
tiên của chiến tranh lạnh…
-
Phần
2: Nêu lên những mâu thuẫn của hệ thống lưỡng cực, cuộc khủng
hoảng trong khối cộng đồng xã hội chủ nghĩa; cuộc khủng hoảng kênh đào Xuez và
cuộc khủng hoảng Caribe…
-
Phần 3: Phân tích một số vấn đề quốc tế diễn ra nổi bật trong những năm 1960, mâu thuẫn trong quá trình hội nhập
Tây Âu và việc mở rộng Cộng đồng
kinh tế châu Âu lần thứ nhất, tình hình nội bộ khối cộng đồng xã hội chủ nghĩa trong
những năm 1960; quan hệ Xô - Mỹ; quan hệ Xô - Trung; quan hệ Xô - Nhật…
- Phần 4: Trình bày về tình hình ở Đông Dương với những diễn biến phức tạp ở Campuchia; quan hệ Trung Quốc và Việt Nam, xung đột ở Campuchia, quan hệ Xô - Mỹ - Trung…
-
Phần
5: Phân tích quá trình và nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của trật tự thế giới hai cực và ảnh hưởng của nó
đối với tình hình thế giới…
-
Phần 6: Đưa ra một số đánh giá, nhận định về quá trình toàn cầu hóa, phân tích các nhân tố góp phần hình thành trật
tự thế giới đơn cực trong những năm cuối
cùng của thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI; sự thay đổi vị thế quốc tế của
Nga; các cuộc xung đột ở Côxôvô, Maxedonia; quan hệ Nga - NATO, Nga - Grudia,
Nga - Trung Quốc…
3. Một số vấn đề lý luận quan hệ quốc tế dưới góc nhìn lịch sử, Hoàng Khắc
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, 524 tr, 14.5 x 20.5 cm
Cuốn sách tập trung bàn về quan hệ quốc tế trên phương diện lý thuyết,
xác định các xu hướng vận động trong quan hệ quốc tế, tìm hiểu những điều kiện chi phối
sự tương tác giữa các chủ thể, dự báo hành vi và phản ứng của chúng trong quan
hệ quốc tế… đồng thời phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống quốc
tế, như tìm hiểu nhận thức về hệ thống
quốc tế, các yếu tố tạo nên hệ thống
quốc tế và khái niệm hệ thống quốc tế, trình bày các khái niệm về quyền lực, chạy đua
vũ trang, nguyên nhân chiến tranh…
4.
Quan hệ quốc tế: Những khía cạnh lý thuyết và vấn đề, Nguyễn Quốc Hùng
-
Hoàng Khắc Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, 391 tr, 14.5 x
20.5 cm
Cuốn sách gồm những bài viết và nghiên cứu của hai tác giả
trong những năm gần đây, tập trung phân tích quan hệ quốc tế, hội nhập quốc tế
trên những khía cạnh lý thuyết và vấn đề của thực tiễn lịch sử thế giới, khu vực. Bên cạnh đó, các tác giả còn trình bày mối quan hệ
giữa nước ta với một số nước và khu vực trên thế giới trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực ngày nay. Đồng thời nêu một số xu hướng lý luận về hội nhập quốc
tế; phân tích xung đột tôn giáo từ góc độ quan hệ quốc tế… theo cách tiếp cận
của mình.
5. Quan hệ quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI: Vấn đề, sự kiện và quan điểm, PGS, TS. Trình Mưu - TS. Vũ Quang
Vinh, Nxb. Lý luận chính trị, 2005, 221 tr, 13 x 19 cm
Nội dung cuốn sách gồm 3 phần:
-
Phần 1: Khủng bố quốc tế -
nỗi lo không của riêng ai.
- Phần 2: Một số điểm nóng nổi bật trong quan hệ quốc tế hiện nay.
-
Phần
3: Về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
quốc tế hiện nay.
6. Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại Việt Nam hiện nay, PGS, TS. Trình
Mưu - TS. Nguyễn Hoàng Giáp, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006, 174 tr, 14.5
x 20.5 cm
Cuốn
sách đề cập những nội dung cơ bản, chủ yếu của môn học Quan hệ quốc tế dưới
hình thức hỏi và đáp. Cuốn sách gồm 2 phần:
- Phần 1: Những vấn đề thời đại và quan hệ quốc tế hiện đại.
-
Phần 2: Chính sách đối ngoại
của một số nước và Việt Nam hiện nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét