Thứ Hai, 14 tháng 6, 2021
VAI TRÒ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945
Nguyễn Trọng Phúc
Sự lãnh đạo của Ðảng trước hết ở sự bổ sung,
phát triển hoàn chỉnh hệ thống các quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc; ở
sự lựa chọn hình thức và phương pháp cách mạng phù hợp với điều kiện lịch sử cụ
thể; ở sự tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng, bao gồm lực lượng chính trị và
lực lượng vũ trang; ở sự nhận thức tình thế và thời cơ cách mạng để đưa quần
chúng vào hành động cách mạng; ở sự chỉ đạo kiên quyết, tập trung, thống
nhất trong giờ phút có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi.
Ðể đưa cao trào giải phóng dân tộc (1939-1945)
đến thắng lợi bằng cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, có ba thời điểm lịch sử thể
hiện bản lĩnh chính trị và năng lực lãnh đạo đặc biệt của Ðảng ta: đó là
các hội nghị Trung ương từ cuối năm 1939 đến đầu năm 1941 phát triển hoàn
chỉnh, sáng tạo đường lối giải phóng dân tộc; những quyết sách quan trọng cuối
năm 1944 đầu năm 1945 thổi bùng lên cao trào kháng Nhật cứu nước; quyết định
Tổng khởi nghĩa của Hội nghị Ðảng toàn quốc tháng 8-1945.
Các Hội nghị Trung ương Ðảng (11-1939),
(11-1940) và nhất là Hội nghị Trung ương tám (5-1941) đã đề ra những quan
điểm và biện pháp cơ bản chỉ đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
GIÁ TRỊ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI KỲ TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
GS.TS. Mạch Quang Thắng
Tư tưởng Hồ Chí Minh không những có tác động tích cực đối với
tiến trình lịch sử mà còn soi sáng con đường phát triển của dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt, trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, tư tưởng Hồ Chí Minh
đã khẳng định ý nghĩa và giá trị lý luận, thực tiễn, bởi đó là giá trị văn hóa
của dân tộc Việt Nam và cũng là một phần giá trị của văn hóa nhân loại. Việc
kiên định mục tiêu, con đường phát triển của dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,
nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng là yêu cầu tất yếu trong quá trình
lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
“HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC” - TÁC PHẨM ĐÁNH DẤU SỰ RA ĐỜI, MỘT THẾ GIỚI QUAN MỚI, MỘT QUAN NIỆM DUY VẬT VỀ LỊCH SỬ"
Đặng Hữu Toàn (*)
Trên cơ sở phân tích và luận giải
những luận điểm cơ bản mà lần đầu tiên, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đưa ra và trình
bày một cách tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống, sâu sắc để trên cơ sở đó, xây
dựng một quan niệm mới, duy vật biện chứng về thế giới và về lịch sử nhân loại,
tác giả đã khẳng định rằng, cái làm nên giá trị trường tồn, sức sống bền vững
và ý nghĩa lịch sử lớn lao của “Hệ tư tưởng Đức” chính là thế giới quan duy vật
biện chứng và quan niệm duy vật về lịch sử. Bởi lẽ, đó là những thành tố đã làm
nên bước ngoặt cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng triết học nhân loại,
tạo ra một phương pháp luận thực sự khoa học cho việc nghiên cứu tiến trình
phát triển của xã hội loài người và bước đầu đặt cơ sở lý luận cho chủ nghĩa xã
hội khoa học với tư cách kết quả có tính quy luật của tiến trình lịch sử khách
quan, một cuộc vận động hiện thực trên cơ sở và nền tảng kinh tế - xã hội phát
triển mà hiện đang được chúng ta lấy làm nền tảng tư tưởng, làm cơ sở lý luận
cho công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG ĐỔI MỚI TƯ DUY LÝ LUẬN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Lê Văn Quang(*)
Trong bài viết này, tác giả
khẳng định rằng, trong hàng loạt nhân tố tạo nên sự thành công của quá trình
đổi mới tư duy lý luận ở Việt Nam, triết học Mác - Lênin có vai trò đặc biệt
quan trọng. Theo tác giả, trong điều kiện hiện nay, triết học Mác - Lênin vẫn
giữ được tính khoa học và đúng đắn, vẫn giữ nguyên giá trị định hướng cho những
người cách mạng; nó giúp cho Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam nhận thức đúng
các vấn đề của thời đại có liên quan chặt chẽ đến đổi mới tư duy lý luận; đồng
thời, là cơ sở lý luận và phương pháp để tư duy đúng đắn về con đường phát
triển của cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả nhấn mạnh rằng, nắm vững
các vấn đề cơ bản của triết học mácxít và không ngừng hoàn thiện phương pháp tư
duy có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy lý luận.
Thứ Hai, 7 tháng 6, 2021
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO BÁC VỀ "TRUNG THỰC" VÀ "TRÁCH NHIỆM"
Hoàng Anh
Chủ
tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về trung thực, trách nhiệm. Trung thực
và trách nhiệm với mình, với người, với việc được thể hiện trong tư tưởng và lẽ
sống của Người.
Tư tưởng Hồ chí Minh về trung thực, trách nhiệm
Trung
thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ
chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong
những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân
chính. Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không chấp
nhận gian dối trong bất kỳ việc gì. Trung thực làm nên tính tự trọng thẳng thắn
của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải
dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân. Do đó, trung thực luôn luôn gắn
liền với trách nhiệm.
Trung
thực là phẩm chất hàng đầu của cán bộ, đảng viên làm công tác lãnh đạo, quản
lý. Những người thiếu trung thực sớm muộn cũng bị phát hiện, làm mất lòng tin
của người khác. Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt
chẽ, lâu dài với những người xung quanh. “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”. Để
củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo của Đảng, Nhà nước,
cần đề cao tính trung thực đi đôi với trách nhiệm của từng cấp ủy, tổ chức
đảng, cơ quan, đơn vị và mỗi đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ cương vị
lãnh đạo, quản lý.