Hoàng Anh
Chủ
tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về trung thực, trách nhiệm. Trung thực
và trách nhiệm với mình, với người, với việc được thể hiện trong tư tưởng và lẽ
sống của Người.
Tư tưởng Hồ chí Minh về trung thực, trách nhiệm
Trung
thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ
chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong
những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách chân
chính. Tính trung thực giúp con người được tin cậy. Người trung thực không chấp
nhận gian dối trong bất kỳ việc gì. Trung thực làm nên tính tự trọng thẳng thắn
của cá nhân; tạo nên uy tín, sức mạnh cho tập thể. Sống trung thực đòi hỏi phải
dũng cảm và nghiêm khắc với chính bản thân. Do đó, trung thực luôn luôn gắn
liền với trách nhiệm.
Trung
thực là phẩm chất hàng đầu của cán bộ, đảng viên làm công tác lãnh đạo, quản
lý. Những người thiếu trung thực sớm muộn cũng bị phát hiện, làm mất lòng tin
của người khác. Người thiếu trung thực thì không thể duy trì mối quan hệ chặt
chẽ, lâu dài với những người xung quanh. “Một sự bất tín, vạn sự bất tin”. Để
củng cố, tăng cường lòng tin của nhân dân đối với lãnh đạo của Đảng, Nhà nước,
cần đề cao tính trung thực đi đôi với trách nhiệm của từng cấp ủy, tổ chức
đảng, cơ quan, đơn vị và mỗi đảng viên, nhất là cán bộ, đảng viên giữ cương vị
lãnh đạo, quản lý.
Trung thực, trước hết là sự trung thực với chính mình, nghiêm túc với chính mình, trung thực với người khác, không được “nói mà không làm”, “hứa mà không làm”. Lời nói, lời hứa chỉ có giá trị khi đi liền với việc làm cụ thể. “Làm” ở đây là hành động từ việc nhỏ đến việc lớn, là hoạt động thực tiễn tổ chức thực hiện, đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên “Nói ít, bắt đầu bằng hành động”, “Tốt nhất là miệng nói, tay làm, làm gương cho người khác bắt chước”. Cán bộ, đảng viên “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh (...), phải thật thà nhúng tay vào việc”. Đối với Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu: “Đảng phải luôn luôn xét lại những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. nếu không vậy thì những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông, mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân dân đối với Đảng”. Đảng phải luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm trước nhân dân. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lỗi trước dân và kiên quyết dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.
Trung
thực trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh mang nội dung đạo đức cao quý của người
cộng sản, những người đã công khai nói về sự tự nguyện hy sinh, cống hiến cả
cuộc sống của mình cho mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải
phóng con người. Trong công việc, trung thực phải luôn gắn bó với trách nhiệm.
Trách
nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Chủ tịch Hồ
Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm, không thể thoái thác. Trách nhiệm là
bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào. Ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân
là sự tự ý thức về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng, sai”, tự
mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực
thực hiện trách nhiệm của mình là có “tinh thần trách nhiệm cao”.
Theo
tư tưởng Hồ chí Minh, biểu hiện cụ thể của trung thực và trách nhiệm là nói đi
đôi với làm. Đó là nguyên tắc thực hành đạo đức, là phương chân hoạt động, là
biểu hiện sinh động, cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất
giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động trong một con người. Trung
thực, trách nhiệm là phải nói và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng và
chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi
ích cá nhân mà nối sai, làm sai. Nắm vững mục tiêu lý tưởng của Đảng trong toàn
bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho
đúng; để tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân làm theo cho đúng. Trung
thực, trách nhiệm cũng có nghĩa là kiên quyết bảo vệ chân lý, bảo vệ cái đúng,
cái tích cực; dũng cảm đấu tranh với những cái sai, khuyết điểm, cái tiêu cực;
nghiêm khắc tự phê bình, phê bình, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm của cá nhân
và tổ chức mình, cầu thị, tích cực sửa chữa hạn chế, khuyết điểm.
Với
cán bộ đảng viên, trung thực, trách nhiệm, trước hết là trách nhiệm với Tổ
quốc, với Đảng với nhân dân, sau đó là trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê
hương. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu, lý
tưởng cách mạng của Đảng, phấn đấu vì cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của
nhân dân.
Tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm
Hồ
Chí Minh là một tấm gương sáng về trung thực, trách nhiệm với mình, với người,
với việc, thể hiện trong tư tưởng lẽ sống của Người. Từ lòng yêu nước, Người
xác định trách nhiệm của mình là phải cứu nước và suốt đời phấn đấu vì mục
tiêu, lý tưởng đó. Ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh mang theo hoài bão,
khát vọng giành nền độc lập, tự do cho Tổ quốc, nhất là khi Tổ quốc lâm nguy,
hoặc trong những giai đoạn khó khăn, gian khổ. Những hoạt động của Người trong
thời gian tìm đường cứu nước (19911 - 1920) là công việc tự giác, là trách
nhiệm của một người dân đối với Tổ quốc, đối với dân tộc, nhân dân mình. Suốt
gần mười năm trải qua bao khó khăn, gian khổ, tìm tòi, khám phá, chiêm nghiệm,
cuối cùng Người đã tìm được con đường cứu nước giải phóng dân tộc.
Trong
15 năm, từ 1930 đến 1945, Hồ Chí Minh hai lần bị thực dân, đế quốc bắt, bị giam
cầm trong lao tù. Ở hoàn cảnh hết sức gian khổ, khó khăn đó, Người xác định: “Muốn nên sự nghiệp lớn, tinh thần càng
phải cao", "tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng”. Trong những
năm hoạt động bí mật trên chiến khu, Người đã cùng đồng chí, đồng bào sống cuộc
sống gian khổ nhưng đầy lạc quan cách mạng, chuẩn bị tinh thần và lực lượng đấu
tranh giành chính quyền. Trong lời kêu gọi nhân dân tham gia mặt trận Việt
minh, Người xác định trách nhiệm của mình: “Riêng
phần tôi, vì đồng bào mưu giành tự do độc lập, dẫu phải hy sinh tính mệnh cũng
không nề”.
Từ
sau năm 1945, với cương vị là người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Hồ Chí Minh luôn
gương mẫu thể hiện trách nhiệm của người công nhân nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và trách nhiệm nặng nề của người lãnh đạo cao nhất. Trong bài Nói
chuyện cùng đồng bào trước khi sang Pháp, Người tâm sự: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu
cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi
núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó
(...). Bất kỳ bao giờ, bất kỳ ở đâu, tôi cũng chỉ theo đuổi một mục đích, làm
cho ích quốc, lợi dân”. Trong hoàn cảnh cách mạng “ngàn cân treo sợi tóc”
những năm 1945 - 1946, Người xác định trọng trách cùng với Đảng, với dân bảo vệ
nền độc lập dân tộc mới giành được, xây dựng đất nước, mang lại tự do, ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân.
Toàn
bộ cuộc đời Hồ Chí Minh không có gì khác, là sự thống nhất giữa mục tiêu, lý
tưởng và hành động; giữa tư tưởng đạo đức và thực hành đạo đức cách mạng, đạo
đức làm người. Tấm gương trung thực của Hồ Chí Minh thể hiện rõ ràng, xuyên
suốt trong lẽ sống và lý thuyết sống của Người: Phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân
dân. Người phê phán: “Có những người
miệng thì nói: Phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng bị vật chất dỗ dành
mà phạm vào tham ô, lãng phí, hại đến Tổ quốc, nhân dân”.
Tấm
gương trung thực, trách nhiệm của Hồ Chí Minh thể hiện trong lối sống trọng
danh dự, trung thực, giữ chữ tín, nói đi đôi với làm, nêu gương, làm gương
trước. Người khẳng định: “Tự mình phải
chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người
khác chính là vô lý”. “Nếu chính mình
tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được". Mình trước hết
phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch, siêng năng được”.
Lối sống phong cách của Hồ Chí Minh thể hiện rõ phương pháp: Muốn người khác
nghe theo thì phải là con người có tấm lòng trong sáng, phải chính tâm, phải
thật sự là tấm gương.
Trung
thực, trách nhiệm theo Hồ Chí Minh là phải sống giản dị, thanh bạch, khiêm tốn:
Người ở trong ngôi nhà của người công nhân từng phục vụ Toàn quyền Pháp thời
trước đó; đi dép cao su, mặc áo vá vai, đi loại ô tô đơn giản nhất, dùng chiếc
quạt bằng lá cọ dân dã, bữa cơm đạm bạc với tương cà quê hương...
Trong
quan hệ với Nhà nước và nhân dân, Hồ Chí Minh nhân thức rất rõ trách nhiệm của
mình, đó là nhận sự ủy thác của quốc dân, đồng bào, hoàn thành trách nhiệm được
Tổ quốc, nhân dân giao phó “cũng như một
người lính vâng mệnh của quốc dân ra trước mặt trận”; cả cuộc đời chỉ có
một ham muốn tột bậc là: “Nước ta hoàn
toàn độc lập, dân dân ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”;
xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, giàu mạnh và
góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của thế giới.
Trong
quá trình cách mạng, có lúc Đảng, Nhà nước phạm sai lầm khuyết điểm. Khi đó,
với tinh thần trung thực dám chịu trách nhiệm, Người đứng lên thay mặt Đảng,
Chính phủ xin lỗi nhân dân. Trong thư gửi đồng bào nông thôn và cán bộ nhân dịp
cải cách ruộng đất miền Bắc căn bản hoàn thành, sau khi nêu những khuyết điểm
sai lầm của Đảng trong việc đoàn kết nông thôn, việc chấn chỉnh tổ chức trong
chính sách thuế nông nghiệp, Người viết: “Trung
ương Đảng và Chính phủ đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm ấy
và đã có kế hoạch kiên quyết sửa chữa, nhằm đoàn kết cán bộ, đoàn kết nhân dân,
ổn định nông thôn, đẩy mạnh sản xuất”.
Nguồn: http://vuit.org.vn/tin-tuc/t1080/hoc-tap-va-lam-theo-bac-ve-trung-thuc-va-trach-nhiem-.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét