Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

Từ lý luận về quản lý, lãnh đạo đến phát triển nhân tài lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay

 


VẤN ĐỀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN TRONG TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”

 

Nguyễn Thị Chiên

Vấn đề quyền lực đã được đặt ra và nghiên cứu từ thời cổ đại cho đến nay vẫn là vấn đề đang còn được các nhà khoa học chính trị quan tâm nghiên cứu. Bởi lẽ, quyền lực là công cụ, phương tiện cơ bản nhất giúp cho chủ thể nắm quyền có thể thoả mãn mọi nhu cầu, ý chí của mình. Điều đó dẫn đến thực tế là chủ thể chính trị nào cũng muốn giành, giữ cho kỳ được quyền lực để thực thi trong thực tế mọi nhu cầu và ý chí của mình. Do vậy, dù tự phát hay tự giác, các chủ thể chính trị đều phải hiểu, phải có tri thức về quyền lực chính trị.
     Là lãnh tụ chính trị lỗi lạc của giai cấp công nhân, hơn ai hết C.Mác và F.Ăngghen trong quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để xây dựng học thuyết đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân đã chỉ rõ bản chất của quyền lực chính trị nói chung, quyền lực chính trị của GCCN nói riêng và con đường biện pháp để giai cấp công nhân xác lập quyền lực chính trị của mình. Những tư tưởng này được C.Mác và F.Ăngghen phản ánh một cách rõ ràng, khúc chiết trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. 

Theo các ông “quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ chức của một giai cấp để trấn áp một giai cấp khác”(1).).Vì vậy, giai cấp công nhân, trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản, nhất định phải đoàn kết thành giai cấp để thông qua con đường cách mạng mà trở thành giai cấp thống trị và “với tư cách là giai cấp thống trị, nó dùng bạo lực tiêu diệt chế độ sản xuất cũ, đồng thời với việc tiêu diệt chế độ sản xuất ấy nó cũng tiêu diệt luôn cả những điều kiện của sự đối kháng giai cấp, nó tiêu diệt cả giai cấp nói chung và cũng do đấy tiêu diệt cả sự thống trị của chính ngay giai cấp mình”(Sđd, t21, tr 628). Thay cho xã hội tư sản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó, là một chế độ xã hội mà trong đó “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”(2). Đó chính là bản chất quyền lực chính trị của giai cấp công nhân.

Vấn đề đặt ra ở đây là:

Thứ nhất, tại sao giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử đó;

Thứ hai, để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình giai cấp công nhân cần phải làm gì ?

Trả lời cho vấn đề thứ nhất, các ông chỉ rõ cơ sở để giai cấp công nhân có thể trở thành giai cấp thống trị là: Lịch sử các xã hội có đối kháng giai cấp là “lịch sử đấu tranh giai cấp”. Kết cấu xã hội của xã hội bao giờ cũng phản ánh phương thức sản xuất đi theo với sự đối kháng giữa các giai cấp mà nó vốn có. Phương thức sản xuất quyết định yếu tố tồn tại về mặt xã hội của giai cấp. Vai trò của một giai cấp trong việc tổ chức lao động của xã hội bắt nguồn từ đó.
     Trên cơ sở ấy, C.Mác và F.Ăng ghen đã phân tích một cách khách quan xã hội TBCN, đánh giá đúng đắn vai trò của CNTB, của giai cấp tư sản và những thành tựu mà CNTB tạo ra. Tuyên ngôn vạch rõ: “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy mội thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế lực trước kia gộp lại” (3). Từ sự phân tích quá trình ra đời, tồn tại và phát triển của CNTB, lột trần những mâu thuẫn nội tại, cố hữu của nó và sự đối kháng giai cấp ngày càng tăng giữa tư sản và vô sản, hai ông đã rút ra kết luận quan trọng: “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau”(4) và “Giai cấp tư sản không những đã rèn những vũ khí đã giết mình, nó còn tạo ra những người sử dụng vũ khí ấy - những công nhân hiện đại, những người vô sản” (5). Bởi lẽ, “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; Giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”.

MỘT SỐ TRỤC QUAN HỆ QUỐC TẾ NỔI BẬT NĂM 2017

Hồng Vân


(VOV5) - Trung Quốc cho rằng Mỹ cần thích ứng với sự phát triển của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh hợp tác là sự lựa chọn đúng đắn cho cả hai bên.

Năm 2017 chứng kiến những thay đổi nhanh chóng trong đời sống chính trị thế giới. Các trục quan hệ chủ chốt đều những diễn biến bất ngờ, thậm chí đảo chiều, gây ra không ít xáo trộn trong quan hệ quốc tế, phần nào định hình tương lai của thế giới.



Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình Tổng thống Mỹ Donald Trump - Ảnh: Sky

 

Năm 2017 là một trong số ít năm có các mối quan hệ quốc tế biến động nhanh, khó lường khi những diễn biến 6 tháng cuối năm trái ngược với 6 tháng đầu năm. Đáng chú ý trong những biến động đó phải kể đến trục quan hệ Mỹ - Nga, Mỹ - Trung và Mỹ - EU.

Đảo chiều trong quan hệ Mỹ - Nga, Mỹ - Trung

Những tưởng quan hệ Nga - Mỹ năm 2017 sẽ có nhiều khởi sắc sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống nhưng những gì diễn ra trên thực tế lại cho thấy quan hệ giữa hai nước đang rơi vào một vòng xoáy đối đầu chưa có điểm dừng. Trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Trump nhiều lần phát đi thông điệp và cam kết sẽ nỗ lực cải thiện quan hệ với Nga nhưng những tuyên bố này đã nhanh chóng bị cuộc điều tra về cái gọi “Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016” phủ bóng đen.



Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump nói chuyện bên lề hội nghị cấp cao APEC ở Đà Nẵng - Ảnh: Reuters


Tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Đảng và Bác Hồ về giành, giữ chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay


Cảnh báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nguy cơ của đảng cầm quyền

 


"Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)"


KIÊN ĐỊNH NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG VÀ KIM CHỈ NAM HÀNH ĐỘNG: CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

PGS,TS Nguyễn Vĩnh Thắng

(LLCT)- Tại Đại hội XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Đây là một luận điểm quan trọng được khái quát từ thực tiễn phong phú, sinh động của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cuộc cách mạng XHCN ở nước ta; chỉ ra nguồn gốc sâu xa mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo được lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, chỉ lối. 

Vào giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp tiến hành cuộc xâm lược và đặt ách thống trị của chúng đối với dân tộc ta. Chúng đã câu kết với giai cấp phong kiến, địa chủ thống trị nước ta vô cùng tàn bạo. Trong lúc vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, thì nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống xâm lược. Một số nhà nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh... đã đi tìm đường cứu nước, nhưng không thành công, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra đều lần lượt thất bại và bị đàn áp khốc liệt. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cho đến đầu thế kỷ XX gặp bế tắc về đường lối cứu nước.)

Trong bối cảnh đó, ngày 5-6-1911, từ bến Cảng Sài Gòn, với hoài bão lớn lao, Hồ Chí Minh đã quyết chí ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Người đã đi đến rất nhiều nơi, từ Pháp, Người đã đến nhiều nước khác ở châu Âu, châu Phi, châu Mỹ. Và Người đã đến quê hương của Cách mạng Tháng Mười Nga, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với bản Luận cương của Lênin và như Người đã nói “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”(1). Trong quá trình vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta giành được những thắng lợi to lớn, Người tiếp tục khẳng định: chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là “cẩm nang” thần kỳ, không những là kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới CNXH và CNCS.

Từ thực tiễn thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là từ thực tiễn phong phú, sinh động và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử mà Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta giành được trong công cuộc đổi mới đất nước vì độc lập dân tộc và CNXH, Đại hội IX của Đảng nhấn mạnh: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tại Đại hội XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”(2). Đây là một luận điểm cực kỳ quan trọng được khái quát rút ra từ thực tiễn phong phú, sinh động của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cuộc cách mạng XHCN ở nước ta, nó chỉ ra nguồn gốc sâu xa của mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức, lãnh đạo được lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, chỉ lối. 

QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA LỊCH SỬ TRONG “HỆ TƯ TƯỞNG ĐỨC” VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG

 

Phạm Văn Đức

 

Trên cơ sở trình bày và phân tích quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về năm tiền đề của lịch sử, tác giả khẳng định rằng: thứ nhất, cả năm tiền đề là những tiêu chí quan trọng để phân biệt con người với con vật, trong đó bốn tiền đề ban đầu là nhu cầu cơ bản và sản xuất, sự xuất hiện nhu cầu mới, việc tái tạo ra người khác, phương thức sản xuất và hợp tác thuộc về những yếu tố cơ bản của tồn tại xã hội; thứ hai, nhu cầu không chỉ là động lực mà còn là nguồn gốc, tức là cái khởi nguồn của sự biến đổi và phát triển của lịch sử và thứ ba, ý thức là một trong những nhân tố không thể thiếu được của lịch sử. Với ý nghĩa đó, có thể nói, “Hệ tư tưởng Đức” là tác phẩm đánh dấu sự chuyển biến một cách căn bản từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật khi xem xét lĩnh vực xã hội của C.Mác và Ph.Ăngghen.


Ảnh minh họa

 

Hệ tư tưởng Đức là một tác phẩm quan trọng đánh dấu sự chuyển biến của C.Mác và Ph.Ăngghen từ lập trường duy tâm sang lập trường duy vật và là mốc đánh dấu sự chín muồi của quan niệm duy vật về lịch sử. Điều đó được thể hiện trước hết ở cách chọn đối tượng nghiên cứu của các ông, đó là con người.

Mấy nét về chủ nghĩa tư bản các cổ đông hiện đại

 


Cá nhân và xã hội: Cách tiếp cận mácxít và cách tiếp cận nhân học văn hóa