Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

BÁC HỒ VỚI VIỆC SỬ DỤNG NHÂN TÀI

 

Lần đầu tiên Giáo sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh là lúc ông cùng kiều bào ta ở Pháp ra sân bay đón Bác - năm 1946, khi ấy Người sang thăm nước Cộng hoà Pháp với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp.

Ông có vinh dự được tham gia đoàn đại biểu thay mặt Hội Việt kiều tại Pháp đến thăm Bác, nghe Bác kể về tình hình trong nước và đề nghị kiều bào ta báo cáo tình hình hoạt động. Ông đã cùng với Bác đi thăm bà con Việt kiều, thăm Đảng Cộng sản Pháp và các danh lam, thắng cảnh. Trong các cuộc đi thăm đó, Bác ăn mặc rất giản dị. Bác đi dép cao su, nơi nào có sân sạch là bác ngồi xuống, nhân dân lao động và trẻ em quây quần xung quanh Bác. Bà con Việt kiều ở Pháp lúc đó rất tin tưởng ở Người.

Sau một thời gian cùng Bác đi thăm các nơi, một hôm Bác nói với ông:

- Ngày kia Bác về nước, chú có về cùng Bác?

Bác không hỏi là ông có muốn về hay không. Tuy vậy, đối với ông, việc về nước đã được chuẩn bị từ lâu, nên không có gì cập rập. Ngoài ông ra, còn có hai người cùng về với Bác là: Võ Quy Huân và bác sĩ Trần Hữu Tước.

Bác cháu cùng nhau về nước trên một chiếc tàu chiến của Pháp. Sau khi về nước một thời gian ngắn, Bác giao cho ông chức Cục trưởng Cục quân giới.

XÂY DỰNG TÒA ÁN NHÂN DÂN XỨNG ĐÁNG LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CÔNG LÝ, LẼ PHẢI VÀ NIỀM TIN

 


Quan điểm Hồ Chí Minh về phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - giá trị thực tiễn hiện nay

 


Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về quan hệ giai cấp - dân tộc - Giá trị bền vững và sự bổ sung, phát triển của Đảng ta

 


Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết tôn giáo

 


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO

Phạm Huy Thông

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo là những chỉ dẫn tuyệt vời mà ngày nay chúng ta còn phải tiếp tục đào sâu, nghiên cứu kỹ. Bản thân Người cũng là mẫu mực của một cán bộ làm công tác tôn giáo không những giỏi nghệ thuật quản lý mà còn giỏi về việc vận động đồng bào có đạo với những phương thức linh hoạt.

Chúng ta đang tiến gần đến ngày kỷ niệm trọng đại: 65 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2010). Sáu mươi lăm năm qua là quá trình xây dựng và trưởng thành của Nhà nước kiểu mới của dân, do dân và vì dân. Trong các thành tựu của Nhà nước Việt Nam có thành tích về công tác tôn giáo mà ưu điểm lớn nhất là vừa đảm bảo cho các sinh hoạt tôn giáo được diễn ra bình thường, tuân thủ luật pháp vừa tập hợp được đông đảo các tín đồ trong khối đại đoàn kết toàn dân, chống lại âm mưu chia rẽ của kẻ thù. Đồng thời cũng làm cho các tôn giáo phát triển lành mạnh, gắn bó với cộng đồng dân tộc hơn. Đây là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, và phức tạp bởi nó không chỉ là quan hệ giữa Nhà nước với các tôn giáo mà còn là quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể xã hội với nhân dân là các tín đồ tôn giáo. Nó cũng không chỉ bó hẹp trong nội bộ quốc gia mà còn có quan hệ quốc tế vì bản thân nhiều tôn giáo cũng mang tính quốc tế. Hơn nữa, vấn đề này luôn bị nhiều thế lực thù địch nhòm ngó, lợi dụng với những ý đồ kinh tế, chính trị khác. Tuy nhiên, công tác tôn giáo ở nước ta thời gian qua cũng bộc lộ những thiếu sót mà Nghị quyết 25- NQ/TW “về công tác tôn giáo” đã chỉ ra. Để khắc phục những thiếu sót này, chúng ta có thể tìm thấy những chỉ dẫn quý giá trong các di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác tôn giáo nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Người.

Thị trường lao động và bình đẳng giới ở Việt Nam

 


Biến đổi của văn hóa nông thôn qua biểu tượng cổng làng


Vấn đề lớn của văn hóa Việt Nam hiện nay là lệch lạc về giá trị

 


Tác động của thương mại đến tăng trưởng kinh tế

 


Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

 


QUYỀN CON NGƯỜI – NHÌN TỪ GÓC ĐỘ TRIẾT HỌC

 Hoàng Công


Cho đến nay, chúng ta phải thừa nhận rằng khó có thể tìm thấy một định nghĩa triết học "kinh điển" nào về quyền con người. Ngay cả những nhà tư tưởng lớn như Lôccơ, Rútxô… và sau này Mác, Engen, Lênin cũng không đưa ra một định nghĩa nào về khái niệm này giống như cách làm thông thường đối với các khái niệm triết học khác.

Chúng ta thường chỉ thấy các định nghĩa kiểu như "quyền cái người là quyền…". Chẳng hạn, Lốccơ nói : "quyền tự nhiên của con người là quyền sống, quyền tự do, quyền tư hữu. Hiến pháp 1791 của Pháp viết : quyền con người – đó là " quyền tự do, sở hữu, được an toàn và chống lại áp bức". Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ 1776 viết: quyền con người – đó là "các quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Xây dựng Nhà nước Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế - Thực trạng và giải pháp


Nhà lãnh đạo, quản lí số trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay

 


CÁC LÝ THUYẾT VỀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI

 Có một sự liên kết không thể tránh khỏi giữa thế giới trừu tượng của lý thuyết và thế giới thực của chính sách. Chúng ta cần lý thuyết để hiểu được ý nghĩa của “cơn bão thông tin” đến với chúng ta mỗi ngày. Dù các nhà hoạch định chính sách là những người khinh thường “lý thuyết” nhưng họ cũng phải dựa vào những ý tưởng (thường không được nói ra) của riêng họ về việc thế giới vận hành như thế nào để đưa ra quyết định… Tất cả mọi người đều sử dụng lý thuyết dù họ có nhận ra điều đó hay không.

Stephen M. Walt – Nhà khoa học chính trị

Mặc dù nghiên cứu học thuật về quan hệ quốc tế là tương đối mới nhưng các nỗ lực để lý thuyết hóa hành vi của các quốc gia đã có từ thời cổ đại. Ví dụ tốt nhất có thể được tìm thấy ở Thucydides, sử gia người Hy Lạp đã nghiên cứu về chiến tranh Peloponnese (431-404 TCN) giữa Sparta và Athens. Thucydides tin rằng “sự hiểu biết về quá khứ” có thể là “sự giúp đỡ cho các giải thích về tương lai”, và từ đó ông đã viết về lịch sử của cuộc chiến “không phải là để giành được một tràng pháo tay vào lúc đó, mà coi nó như là một tài sản cho mọi thời đại”. Nghiên cứu tình trạng chiến tranh như một người bác sĩ đang chẩn đoán bệnh nhân, nghiên cứu lâm sàng chi tiết của ông được ghi chép như một bài tập tình huống thể hiện các triệu chứng của giai đoạn dễ xảy ra chiến tranh và đưa ra các dự đoán về kết quả có thể xảy ra của các chính sách đối ngoại khác nhau.

Tác động của an ninh phi truyền thống đến quan hệ quốc tế đương đại


Quốc hội Việt Nam với sự nghiệp tăng cường quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

 



Bàn về nội dung lãnh đạo và cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam

 


VAI TRÒ CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH TRONG THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

 

Võ Thị Thúy Liễu

Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã rời mãnh đất Sài Gòn ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Người không chọn Nhật hay Trung Quốc như một số người yêu nước Việt Nam đã ra đi, mà Người muốn đến phương Tây, sang chính nước Pháp - nước đang cai trị Việt Nam. Sau đó, Người đi sang Châu Mỹ, đến nước Mỹ, Anh.

Sau 10 năm bôn ba ở nước ngoài (1911 - 1920), từ một người yêu nước, Nguyễn Ái Quốc đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành người cộng sản và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn. Người đã truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh sống mãi trong tâm khảm của chúng ta, soi đường dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến mọi thắng lợi

 


Về luận điểm “Hai tất yếu” trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản và ý nghĩa hiện nay

 


Khủng hoảng tài chính thế giới và chủ nghĩa tư bản đương đại

 


GIÁ TRỊ BỀN VỮNG CỦA CHỦ NGHĨA MÁC TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY

 

PGS, TS Đặng Quang Định

(LLCT) - Trong toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại, không một tư tưởng nào, học thuyết nào về lịch sử có thể sánh kịp với chủ nghĩa Mác về phương diện khoa học và cách mạng. Bằng việc phát hiện ra những quy luật khách quan của sự vận động, biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất và lịch sử loài người, lần đầu tiên trong lịch sử tư tưởng nhân loại, C.Mác đã chỉ ra cho giai cấp vô sản và nhân loại tiến bộ toàn thế giới con đường và biện pháp hiện thực để tự giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột, bất công và xây dựng một chế độ xã hội mới hướng đến sự giải phóng triệt để và phát triển toàn diện con người.