Thứ Hai, 4 tháng 12, 2023

Một số chiều cạnh biến đổi xã hội trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

 


Xã hội học với lãnh đạo, quản lý

Xã hội học với lãnh đạo, quản lý / Phạm Đi. - H. : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2023. - 580 tr. ; 24 cm.

Nội dung cuốn sách cung cấp những kiến thức về xã hội học gắn với công tác lãnh đạo quản lý: Khái quát bản chất của môn khoa học Xã hội học và quan hệ giữa Xã hội học với lãnh đạo, quản lý cũng như sự hình thành, phát triển nhu cầu, khả năng vận dụng tri thức, phương pháp xã hội học vào hoạt động lãnh đạo, quản lý xã hội.  

1. Xã hội học                  2. Lãnh đạo                        3. Quản lý

 

QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VỚI KINH TẾ

 

                                                                                  GS. Nguyễn Đức Bình

(LLCT)-Xét cho cùng, tài nguyên quý nhất, vốn quý nhất là con người. Con người Việt Nam là sự kết tinh nền văn hóa Việt Nam, vì vậy quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn lực con người - nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển.

Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”(1)

Quán triệt tư tưởng chỉ dẫn của Bác Hồ, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII xác định văn hóa là “nền tảng tinh thần của xã hội”.

(Lễ hội Đền Hùng 2012)

 Đời sống xã hội có hai mặt vật chất và tinh thần. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội, thì văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội. Khái quát khoa học đó cho thấy tất cả tầm rộng lớn và sâu sắc của văn hóa, từ đó dẫn đến nhiều khía cạnh lý luận cùng những kết luận thực tiễn hết sức quan trọng. Xã hội đứng hai chân trên hai “nền tảng”, nếu chỉ có một nền tảng thì xã hội không thể đứng vững.

Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống Nhân Trí Dũng Việt Nam

 

Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống Nhân Trí Dũng Việt Nam / Nguyễn Khắc Nho. - Xuất bản lần thứ hai. - H. : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2023. - 284 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách giới thiệu một cách hết sức sinh động, có hệ thống về cuộc đời, sự nghiệp, nhân cách và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - những tinh hoa truyền thống Nhân - Trí - Dũng của dân tộc Việt Nam. Học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức của Bác, chúng ta càng tự hào và thấm thía về những truyền thống cao đẹp của dân tộc, mà Bác Hồ là sự hiện thân hoàn hảo nhất.

1. Hồ Chí Minh                        2. Đỉnh cao truyền thống                           3. Nhân                       4. Trí                   5. Dũng                      6. Việt Nam

Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh


 Những nhận thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh / Phạm Văn Đồng. - Xuất bản lần thứ hai. -  H. : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2023. - 224 tr. ; 19 cm.

Cuốn sách trình bày những nhận thức của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quá trình hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chi Minh đồng thời khái quát cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh, những luận điểm giàu giá trị lý luận và thực tiễn của Người về con người, nhân dân và dân tộc có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

1. Nhận thức                         2. Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế

 


Hiệp định Paris - Dấu ấn phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh


 Hiệp định Paris - Dấu ấn phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh / Vũ Mạnh Hà, Phạm Thị Thanh Mai, Trần Thị Phương Lan,... Biên soạn. - H. : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2023. - 180 tr. ; 20 cm.

Cuốn sách tuyển chọn, giới thiệu những bức ảnh, tư liệu quý về quá trình trước, trong và sau khi Hiệp định Pari được kí kết, thể hiện những nhận định tài tình và sự chỉ đạo sát sao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuốn sách đồng thời phác họa bức tranh toàn cảnh quá trình đàm phán, lễ ký kết cũng như quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân thực hiện những điều khoản của Hiệp định Pari tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước như nguyện vọng và Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

1. Hiệp định Paris                     2. Phong cách ngoại giao                    3. Hồ Chí Minh

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

 

Đoàn Thị Vân Thúy

Trong lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước. Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của Nhà nước xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo quan điểm của Paul Samuelra - Nhà kinh tế học người Mỹ cho rằng để điều hành một nền kinh tế không có cả chỉnh phủ lẫn thị trường cũng như định vỗ tay bằng một bàn tay. Sự thành công của đổi mới kinh tế ở nước ta càng khẳng định vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường là rất cần thiết vì nó dẫn dắt thị trường phát triển theo hướng tích cực và khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường gây ra để phát triển nền kinh tế một cách tốt nhất.

Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường. Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và công cụ, chính sách để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội.

Qua gần 30 năm đổi mới, nước ta đã dần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò quản lý của nhà nước có những bước chuyển biến lớn trong điều kiện kinh tế thị trường, thể hiện ở những điểm sau:

Góp phần tìm hiểu Tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

Góp phần tìm hiểu Tư tưởng độc lập tự do của Chủ tịch Hồ Chí Minh / Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn. - H. : Chính trị Quốc gia Sự thật, 2023. - 107 tr. ; 19 cm.

Cuốn sách góp phần làm sáng tỏ hơn nữa những nội dung, những giá trị tư tưởng của Hồ Chí Minh theo tinh thần “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.

1.  Tư tưởng Hồ Chí Minh                     2. Độc lập                                   3. Tự do

TRAU DỒI KIẾN THỨC TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN GÓP PHẦN BỒI DƯỠNG THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC CHO CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CƠ SỞ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

 

 Dương Bá Tiến

 Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới, con người phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Những tri thức này dần dần hình thành nên thế giới quan. Khi đã hình thành, thế giới quan lại trở thành nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận thức thế giới. Có thể ví thế giới quan như một “thấu kính”, qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động được mục đích, ý nghĩa đó. Như vậy, thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực; trình độ phát triển của thế giới quan là tiêu chí quan trọng đánh giá sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng xã hội.

Thế giới quan được cấu thành bởi nhiều yếu tố như tình cảm, lý trí, niềm tin, tri thức, lý tưởng. Các yếu tố này liên hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau. Trong thế giới quan có sự hòa nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động thực tiễn của con người.

Thế giới quan được hình thành từ nhiều con đường khác nhau như văn học, nghệ thuật, huyền thoại, thần thoại, tôn giáo, triết học,… Trong đó, triết học, với phương pháp tư duy đặc thù đã tạo nên hệ thống lý luận bao gồm các khái niệm, phạm trù, quy luật, … thể hiện những quan niệm chung nhất về thế giới với tư cách là một chỉnh thể, nên, triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình hình thành và phát triển thế giới quan. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan; nó giữ vai trò định hướng cho quá trình củng cố và phát triển thế giới quan của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng trong lịch sử.

Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thành công sự nghiêp đổi mới, vai trò của đội ngũ cán bộ, quản lý nói chung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở nói riêng là rất quan trọng. Bởi vì, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là người trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thắng lợi mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tại cơ sở. Đồng thời, họ cũng là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, thường xuyên lắng nghe, giải quyết và đề đạt ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng. Do đó, nhằm bồi dưỡng thế giới quan khoa học để cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng và năng lực lãnh, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cần phải trang bị kiến thức triết học Mác - Lênin.

Đa dạng văn hóa và xung đột tôn giáo - sắc tộc ở Đông Nam Á: Thực trạng và tác động


Hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo


Đảm bảo bình đẳng giới trong chính trị ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp