Thứ Ba, 9 tháng 5, 2023

Không thể xuyên tạc và phủ nhận chủ trương hòa hợp dân tộc

                                                                                                       TS. VĂN THỊ THANH MAI
                                                                                                       TS. TRẦN THỊ KIM NINH

Chiến tranh đã lùi xa 48 năm và hành trình cả nước thống nhất cùng đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng đã được gần nửa thế kỷ. Trong hành trình đó, vấn đề hòa hợp dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, thực hiện nhất quán; được nhân dân Việt Nam, bạn bè quốc tế công nhận. Đó là sự thật lịch sử không thể xuyên tạc và phủ nhận.

Ảnh minh hoạ.

NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vào mùa Xuân 1975 đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử dân tộc: Cả nước đồng lòng, chung sức hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và từng bước phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng... và đi lên CNXH. Hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ luôn khát vọng thiêng liêng, chính đáng của bất cứ quốc gia - dân tộc nào trên thế giới. Từ sau ngày 30/4/1975, toàn thể dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã hiện thực hóa được khát vọng hòa bình, độc lập, tự do và thống nhất. Đó là một sự thật lịch sử, hiển nhiên và khách quan.

Tuy nhiên, mỗi dịp lễ, Tết, Xuân về, nhất là đến dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975) thì các thế lực thù địch, phản động, cơ hội lại “ra rả” những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc về khát vọng hòa bình, thống nhất cùng những nỗ lực, quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Cùng với đó là những “lý luận” ảo tưởng, hão huyền về “khôi phục” một chế độ đã qua hòng bôi đen sự thật, phá hoại khối đại đoàn kết, phá hoại chủ trương hòa hợp dân tộc. Trước những thủ đoạn, chiêu trò đó, chúng ta cần tiếp tục khẳng định:

Một là, nước Việt Nam là một; dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn. Núi có thể mòn. Song chân lý đó không bao giờ thay đổi. Vì thế, dù với toan tính “chia để trị” hay bất cứ âm mưu phân hóa, chia rẽ nào của các thế lực xâm lược, thì mỗi người dân đất Việt cũng đều là “con Rồng cháu Tiên” - chung một Quốc Tổ Hùng Vương. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch đã có vị thế đặc biệt trong tâm thức người Việt: “Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý, nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế từ xưa để lại dùng vào việc cúng tế vẫn không thay đổi”(1)... Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, tiếp tục truyền thống và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL-CTN ngày 18/2/1946 về những ngày nghỉ Tết, kỷ niệm lịch sử và tôn giáo; trong đó, quy định công sở, viên chức được nghỉ ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hằng năm. 

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương - Thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng


 Phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương - Thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng / Trần văn Tĩnh. -H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 240 tr. ; 24 cm.

Nội dung cuốn sách tập trung phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và đặc điểm, nội dung phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng đối với phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương; đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, khuyết điểm, bất cập về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng... Trên cơ sở đó, đề xuất các nhóm giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trên cả phương diện lý luận và thực tiễn

1. Phòng chống tham nhũng           2. Tiêu cực               3. Cơ quan hành chính nhà nước                 4. Cấp Trung ương 

Mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, đảm bảo kỷ cương xã hội


 Mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, đảm bảo kỷ cương xã hội: Sách chuyên khảo / Vũ Trọng Lâm (ch.b.), Hoàng Chí bảo, Đào Trí Úc, Hoàng Thị Kim Quế… - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 399 tr. ; 21 cm.

Nội dung cuốn sách trình bày hệ thống các vấn đề lý luận lý luận về dân chủ và thực hành dân chủ, pháp chế và tăng cường pháp chế, mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội; đánh giá thực trạng mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội ở nước ta trong thời gian qua, từ đó, làm rõ các thành tựu đạt được, các hạn chế, yếu kém cùng nguyên nhân và các vấn đề đặt ra. Trên cơ sở đó, cuốn sách đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội ở nước ta trong thời gian tới

1. Thực hành dân chủ                       2. Tăng cường pháp chế                    3. Đảm bảo kỷ cương xã hội                   4. Sách chuyên khảo 

Chiến lược thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0 ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - Hàm ý chính sách cho Việt Nam

 

Chiến lược thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0 ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - Hàm ý chính sách cho Việt Nam: Sách chuyên khảo / Võ Hải Thanh (ch.b.), Hoàng Minh Hằng, Phan Thị Diễm Huyền…. - H. : Khoa học xã hội, 2023. - 275 tr.; 24 cm.

rình bày cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến Cách mạng công nghiệp 4.0; chiến lược thúc đẩy Cách mạng công nghiệp 4.0 ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan; nêu một số kinh nghiệm xây dựng, thực hiện chiến lược thúc đẩy Cách mạng công nghiệp 4.0 và hàm ý chính sách cho Việt Nam

1. Chiến lược thúc đẩy                     2. Cách mạng công nghiệp 4.0                  3. Nhật Bản                     4. Hàn Quốc            5. Đài Loan 

Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh

 

Phong cách nêu gương Hồ Chí Minh / Vũ Kim Yến (sưu tầm, biên soạn). - H. : Hà Nội, 2023. - 264 tr.; 21 cm.

Bao gồm các bài viết về chủ đề học tập phong cách Hồ Chí Minh như: Bác Hồ về nước, cái vòng bạc, gặp Bác Hồ ở Trung Quốc, ngăn nắp và trật tự, những gì còn dùng được không nên phí phạm...

1. Phong cách nêu gương                    2. Hồ Chí Minh 

5 tác phẩm bảo vật quốc gia: Đường cách mệnh, Nhật ký trong tù, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, Di chúc


 5 tác phẩm bảo vật quốc gia: Đường cách mệnh, Nhật ký trong tù, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước, Di chúc / Hồ Chí Minh. - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 284 tr.; 21 cm.

Giới thiệu toàn văn 5 tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh được công nhận là bảo vật quốc gia, được tuyển chọn từ bộ sách "Hồ Chí Minh toàn tập" gồm: Đường cách mệnh (1927), Ngục trung nhật ký (1942-1943), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước (1966), Di chúc (được viết từ ngày 10/5/1965 đến ngày 19/5/1969).

1. 5 tác phẩm              2. Bảo vật quốc gia            3. Đường cách mệnh         4. Nhật ký trong tù              5. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến                   6.  Lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước             7. Di chúc                       8. Hồ Chí Minh

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

 Nguyễn Hoàng Giáp

TCCS - Chủ nghĩa tư bản thực hiện được một bước phát triển thì cũng tạo ra những gì không dung được với chính nó. Từ góc nhìn này, chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa thực sự là "chủ nghĩa tư bản chống chủ nghĩa tư bản", là "chủ nghĩa tư bản hướng tới hậu tư bản, phi tư bản".

Chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế

Từ đầu thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy chủ nghĩa tư bản hiện đại chuyển sang giai đoạn độc quyền quốc tế (độc quyền xuyên quốc gia). Nó triệt để tận dụng ưu thế về thực lực mọi mặt nhằm bành trướng thế lực trên quy mô toàn cầu với mục đích cố hữu là thu lợi nhuận độc quyền cao. Thực tế cho thấy, bình quân tỷ suất chiếm đoạt lợi nhuận trong các nước tư bản phát triển là 300%, cá biệt có những nơi lên tới 700% - 800%. Do đó về thực chất, "nhà nước phúc lợi", "chủ nghĩa tư bản nhân dân", "chủ nghĩa tư bản xã hội"... không phải là biện pháp đổi mới triệt để chất lượng cuộc sống người lao động, xóa bỏ nghèo khổ, mà là để duy trì sự nghèo khổ trong trật tự. Xã hội tư bản hiện đại luôn có từ 15% - 20% dân cư nghèo khổ, cho dù chính phủ luôn tuyên bố "tấn công" vào nghèo đói. Đây là một mô hình cơ cấu tự nhiên của xã hội tư bản chứ không phải là điều nhất thời. Chương trình phúc lợi không phải để giảm nghèo túng mà để chịu được cảnh nghèo túng(1).

Trào lưu chủ nghĩa tự do mới ra đời (các đại diện tiêu biểu là R. Ri-gân và M. Thát-chơ), trở thành căn cứ lý luận để chủ nghĩa tư bản (CNTB) lũng đoạn quốc tế bành trướng ra toàn cầu. Sự bùng nổ mạng lưới các công ty xuyên quốc gia và internet làm cho thị trường toàn cầu trở thành công xưởng toàn cầu, tạo cơ sở vật chất to lớn để CNTB thực hiện tham vọng lũng đoạn, khống chế toàn cầu. Chủ trương cơ bản của chủ nghĩa tự do mới là tư nhân hóa mạnh mẽ tất cả những gì tư nhân làm có lợi hơn là chính phủ làm; giảm thuế, tài trợ kích thích tư nhân đầu tư; giảm mạnh chi tiêu phúc lợi xã hội, tạo điều kiện tăng lợi nhuận cho giới tư nhân kinh doanh. Qua đó, đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ mới, tạo ra sự nhảy vọt của lực lượng sản xuất, thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức ở các nước tư bản phát triển. Sự bành trướng của CNTB độc quyền quốc tế ra phạm vi toàn cầu càng được đẩy mạnh sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan vỡ. Khái niệm chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa xuất hiện để chỉ sự phát triển CNTB trong điều kiện toàn cầu hóa và nó được biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất, làn sóng tư bản hóa lan khắp toàn cầu, đẩy chủ nghĩa tư bản chuyển nhanh sang giai đoạn lũng đoạn quốc tế và toàn cầu.

Thứ hai, kinh tế thị trường hóa lan ra toàn cầu, các nước phương Tây ra sức hoàn thiện cơ chế kinh tế thị trường, các nước khác đua nhau xác lập nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, trong tiến trình tự do hóa kinh tế thì tự do hóa tài chính được chú ý nhất, trở thành đòn bẩy để tư bản lũng đoạn quốc tế khống chế kinh tế toàn cầu. Tự do hóa về tài chính bao gồm những vấn đề như: thực hiện tự do hóa hoàn toàn về lãi suất, đa nguyên hóa nghiệp vụ ngân hàng, mở cửa thị trường tài chính đối ngoại, tự do hóa giao dịch ngoại hối...

Thứ tư, nhất thể hóa toàn cầu nhằm thống nhất toàn cầu của tư bản về thể chế kinh tế, chính trị và văn hóa, mà thực chất có người coi đó là Mỹ hóa và phương Tây hóa.

Các chủ trương của chủ nghĩa tự do mới được thực hiện mạnh mẽ đem lại một bước phát triển mới trong CNTB, song những mâu thuẫn vốn có của nó lại bộc lộ trầm trọng thêm. Chẳng hạn, chi phí của Chính phủ Mỹ không giảm mà tăng lên nhiều, R. Ri-gân chưa lên cầm quyền thì Nhà nước Mỹ nợ mấy trăm tỉ USD, nhưng kết thúc nhiệm kỳ thì nợ hơn 4 nghìn tỉ. Ngân sách quân sự từ 192 tỉ năm 1981 tăng lên 370 tỉ năm 1988, đến thời G.W Bu-sơ (con) tăng lên gần 600 tỉ USD năm 2008, cùng với việc Mỹ sa lầy trong cuộc chiến ở I-rắc, Áp-ga-ni-xtan... Điều này đã làm "méo mó" nền kinh tế và đời sống xã hội Mỹ. Giảm phúc lợi công cộng đi đôi với tăng đóng góp của người lao động, gây ra bất bình lớn trong xã hội. Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trầm trọng bắt đầu từ nước Mỹ (từ tháng 8-2007) lan rộng ra toàn cầu trong mấy năm qua làm nổi rõ những bất ổn trong cấu trúc kinh tế tư bản và những nan giải mà các định chế kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt. Nó cho thấy sự phá sản của chủ nghĩa tự do mới, khi quá nhấn mạnh "bàn tay vô hình, vạn năng" điều tiết của thị trường tự do, đồng thời phản ánh sự bất cập không chỉ trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, mà cả lĩnh vực sản xuất của CNTB. Hầu như tất cả các nước tư bản phát triển từ năm 2008 đến nay đều quay trở lại nhấn mạnh vai trò điều tiết của nhà nước, tung ra hàng loạt gói kích cầu rất lớn để giải cứu, vực dậy nền kinh tế. Điều đó thực chất không thể nào khác là cứu nguy cho giới chủ tư bản, bằng cách chủ yếu dùng ngân sách từ nguồn thu thuế của người dân lao động. Đây là điểm thuộc bản chất không thay đổi của nhà nước trong CNTB nói chung, CNTB toàn cầu hóa nói riêng.

Tính hệ thống của phép biện chứng duy vật


Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giữa các dân tộc trong thực hiện chính sách dân tộc ở Việt Nam hiện nay

 

Đỗ Thị Thu Hiền

 

TCCSĐT - Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc. Việc thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc là một đòi hỏi bức thiết trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, là nhân tố quan trọng đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. Sinh thời, quyền bình đẳng dân tộc ở nước ta đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đến nay, quyền ấy được luật pháp ghi nhận và đã từng bước được thực hiện.    

Khái quát tình hình quốc gia đa dân tộc Việt Nam

Cộng đồng dân tộc Việt Nam hiện nay là kết quả của một quá trình hình thành và phát triển lâu dài trong lịch sử, bao gồm 54 dân tộc. Tính đa dạng của các dân tộc luôn gắn với tính thống nhất của các cộng đồng với những đặc điểm chủ yếu: Tỷ lệ dân số của mỗi dân tộc không đồng đều. Dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số cả nước, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình dựng nước và giữ nước, trong việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam; 53 dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13,8% dân số, tỷ lệ số dân của 53 dân tộc cũng không đều, nhiều dân tộc có số dân từ 1 đến dưới 2 triệu người (Tày, Thái, Mường, Mông, Khmer), có dân tộc chỉ 100.000 đến dưới 1 triệu người (Nùng, Hoa, Dao…), có dân tộc chỉ từ 1.000 đến 10.000 người (La Hủ, La Ha, Pà Thẻn…), thậm chí có dân tộc chỉ dưới 1.000 người (Si La, Pu Péo, Rơ Mâm…)(1).

Các dân tộc cư trú xen kẽ, người Kinh sống ở khắp cả nước, chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du. Các dân tộc thiểu số cư trú không riêng biệt mà xen kẽ chủ yếu trên các vùng núi, cao nguyên, biên giới và những vị trí quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc phòng. Hiện nay, không có tỉnh, huyện nào chỉ có một dân tộc cư trú. Nhiều tỉnh có trên 20 dân tộc cư trú: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang… Riêng Đắc Lắc có 44 dân tộc sinh sống.

Tuy các dân tộc có số dân, sự phát triển kinh tế-xã hội không đồng đều, nhưng không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hóa, thôn tính các dân tộc thiểu số, dân tộc thiểu số chống lại đa số. Tình trạng cư trú xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, một mặt là điều kiện để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, đoàn kết, xích lại gần nhau, mặt khác, cần đề phòng trường hợp có thể do chưa thật hiểu nhau, khác về phong tục tập quán… làm xuất hiện mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích, nhất là lợi ích kinh tế, dẫn tới va chạm giữa các dân tộc. 

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Tư tưởng này của Người không chỉ bắt nguồn từ sự hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa, từ cộng đồng các dân tộc Việt Nam, mà quan trọng hơn, là từ lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và bình đẳng dân tộc. Vận dụng, phát triển sáng tạo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về quyền bình đẳng dân tộc vào điều kiện Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đề cập đến quyền bình đẳng dân tộc: 

Quyền bình đẳng giữa các quốc gia dân tộc: Sinh ra trong một dân tộc thuộc địa, mất chủ quyền và chứng kiến cảnh nhân dân ta lầm than dưới ách áp bức của các thế lực phong kiến, thực dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc vấn đề phải giành lại chủ quyền quốc gia và sự bình đẳng của dân tộc. Đây chính là động lực để người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911). Ngày 18-6-1919, thay mặt Hội những người yêu nước tại Pháp, Người đã gửi tới Hội nghị Véc xây bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của các dân tộc Việt Nam. Trong hoàn cảnh mất nước, muồn thoát khỏi xiềng xích, nô lệ, không có con đường nào khác, dân tộc ta phải vùng lên đấu tranh giành lại độc lập, tự do, bình đẳng dân tộc. 

Cảnh giác trước một số hoạt động lợi dụng tôn giáo, dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam


Bảo vệ lao động nữ nhằm mục tiêu bình đẳng giới trong pháp luật lao động Việt Nam


Cơ cấu cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn tại Việt Nam Thực trạng và xu hướng biến đổi

 


MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC

  PGS, TS. Phạm Duy Đức

(LLCT) - Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa là một trong những mối quan hệ rất cơ bản phản ánh trình độ và chất lượng của sự phát triển bền vững đất nước. Bài viết góp phần khẳng định tính thống nhất và hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển bền vững đất nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay. Đồng thời, đặt ra một số vấn đề về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay, đưa ra những gợi ý giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, đặc biệt là chú trọng vai trò của chủ thể trách nhiệm trong việc xử lý mối quan hệ này.


Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay, việc phát triển bền vững đất nước phụ thuộc vào việc giải quyết hài hòa và hợp lý các mối quan hệ lớn mà Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung và phát triển năm 2011) đã nêu là nhiệm vụ quan trọng. Trong đó có mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Nhận thức toàn diện và sâu sắc về mối quan hệ này trong xây dựng và phát triển đất nước hiện nay là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.

1. Quan niệm về phát triển kinh tế và phát triển văn hóa

Phát triển kinh tếlà quá trình lớn lên nhiều mặt của nền kinh tế, bao gồm: tăng trưởng GDP; hoàn chỉnh cơ cấu, thể chế kinh tế, nâng cao thu nhập trên đầu người và chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế hiện nay được nhấn mạnh là phát triển bền vững nền kinh tế của mỗi quốc gia. Nội dung cơ bản của phát triển kinh tế gồm:

- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện đầu tiên, bao gồm: gia tăng về quy mô sản lượng và năng suất trong nền kinh tế, diễn ra trong thời gian tương đối dài và ổn định;

- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế, thể hiện qua tỷ trọng giữa các ngành, các thành phần kinh tế, các vùng, miền theo hướng tiến bộ, hợp lý hơn... Trong đó, tỷ trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so với tỷ trọng đô thị, tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng;

- Thu nhập trên đầu người ổn định  và nâng cao hơn, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện;

- Trình độ tư duy khoa học của xã hội phát triển;

- Nền kinh tế mở và năng động, giàu khả năng thích ứng;

- Là một quá trình tiến hóa theo thời gian và do những nhân tố nội tại quyết định.

Mục tiêu của phát triển bền vững là: đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về văn hóa tinh thần; sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội; sự hài hòa giữa con người và tự nhiên. Ba trụ cột của phát triển bền vững là: phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường.

Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tế không chỉ bao hàm tăng thu nhập bình quân đầu người mà phải hướng tới phát triển bền vững của cả hiện tại và tương lai, chú trọng cả ba nhân tố: kinh tế, xã hội và môi trường; duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, tăng thu nhập phải gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống hay tăng phúc lợi và xóa đói giảm nghèo. Tăng trưởng không nhất thiết phải đạt tốc độ cao mà cần ở mức độ hợp lý, bền vững.

Các lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế