Thứ Năm, 10 tháng 2, 2022
VẤN ĐỀ QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ VÀ THỰC THI QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA V.I.LÊNIN
Lê Thị Thục
TCCSĐT - Trong xã hội hiện đại, quyền lực và
quyền lực chính trị là những vấn đề được nhắc đến ngày càng nhiều. Cùng với sự
ra đời và phát triển của các loại hình tổ chức xã hội, vấn đề thực thi quyền lực
nhằm đạt tới hiệu quả quản lý cao nhất trong các tổ chức ngày càng được các nhà
lãnh đạo, quản lý quan tâm. Tuy nhiên, nhận thức như thế nào là đúng về quyền lực
chính trị và thực thi quyền lực chính trị lại là một vấn đề còn gây tranh cãi.
Xu hướng
mơ hồ về quyền lực chính trị và nguồn gốc của nó là nguyên nhân của hàng loạt sự
chệch hướng, thậm chí sai lầm trong hoạt động thực tiễn hiện nay. Để có thể lý
giải cặn kẽ, từ đó có thái độ đúng đắn, khoa học về vấn đề này, việc trở lại
nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về quyền lực chính trị và các phương
thức thực thi quyền lực chính trị trong kho tàng lý luận Mác-xít nói chung,
trong các tác phẩm kinh điển của V.I.Lênin nói riêng là việc làm có ý nghĩa rất
quan trọng.
Về quyền lực chính trị trong thời đại
mới
Trong lịch sử xuất hiện giai cấp,
chính trị và nhà nước, quyền lực bao giờ cũng thể hiện cao nhất ở quyền lực
chính trị, quyền lực nhà nước của một giai cấp nào đó. Do vậy, quyền lực chính
trị, quyền lực nhà nước luôn mang tính giai cấp. Về vấn đề này, V.I.Lênin chia
sẻ quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về nhà nước, về bộ máy quyền lực của các
giai cấp. Hơn nữa, ông cũng tiếp tục phát triển quan niệm của C.Mác và
Ph.Ăngghen về quyền lực chính trị với tư cách là bạo lực có tổ chức của một
giai cấp để trấn áp một giai cấp khác, đã phân tích sâu sắc thêm với sự bổ sung
những dữ kiện của tình hình mới và chỉ rõ quyền lực của giai cấp thống trị nào
phải bị xóa bỏ, thể chế nhà nước nào phải bị thay thế, và thông qua con đường
cách mạng xã hội với phương thức phổ biến của nó là bạo lực, là khởi nghĩa vũ
trang thì giai cấp mới nào sẽ lên thay giai cấp thống trị cũ, sẽ xác lập vị trí
thống trị của mình, sẽ lập ra thể chế nhà nước của mình như là công cụ thực hiện
quyền lực, thực hiện quyền thống trị của mình.
V.I.Lênin đã chỉ
ra bản chất mới của quyền lực chính trị và bộ máy thực thi quyền lực chính trị
trong thời đại mình. Theo ông, chuyên chính vô sản mang bản chất giai cấp công
nhân – giai cấp đã được giải phóng khỏi tình trạng nô lệ, đã trở thành giai cấp
thống trị, là chủ thể của quyền lực. Cái mới ở đây chính là sự gắn bó mật thiết
của giai cấp công nhân với toàn thể nhân dân lao động trong thực hiện lợi ích
và quyền lực của mình. Bản chất mới đó của quyền lực chỉ xuất hiện với giai cấp
vô sản cách mạng, khi nó thực hiện thành công cách mạng vô sản, xác lập được địa
vị thống trị và thực thi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước của mình.
Nếu như thời của C.Mác và
Ph.Ăngghen, Công xã Pari là sự thể nghiệm lịch sử đầu tiên quan niệm lý luận về
quyền lực của các nhà kinh điển Mác-xít và đã thiết lập được nền quyền lực của
giai cấp vô sản, cho dù nền quyền lực đó chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian
ngắn ngủi, thì đến thời của V.I.Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga và chính quyền
Xô viết là một sự hiện thực hóa thực sự những quan niệm này. Thực tế xã hội Xô
viết trong và sau Cách mạng Tháng Mười là một minh chứng điển hình về bản chất
và con đường hình thành nên quyền lực của giai cấp vô sản và nhân dân lao động.
QUAN HỆ NƯỚC NHỎ - NƯỚC LỚN TRONG THẾ GIỚI HIỆN NAY
PGS, TS. Nguyễn Viết Thảo,
TS. Ngô Chí Nguyện
(LLCT) - Lịch sử thế giới cho thấy, các nước lớn và sự tương tác giữa họ
luôn đóng vai trò chi phối, thậm chí mang tính quyết định đến xu thế phát triển của chính trị thế giới và sự định
hình trật tự quốc tế. Đối với các nước nhỏ, quan hệ với nước lớn và xử lý những vấn đề liên quan luôn là vấn đề hệ trọng.
Ngày nay, quan hệ nước lớn - nước nhỏ đã khác trước về tính chất, điều kiện và
bối cảnh quy định. Bài viết này tập trung phân tích: 1) tiêu chí nhận diện một
nước lớn trong thế giới hiện nay; 2) tính chất của mối quan hệ nước lớn - nước
nhỏ; 3) kinh nghiệm của Việt Nam trong ứng xử với các nước lớn.
1. Nhận diện nước lớn
Nước
lớn (cường quốc)
là khái niệm dùng để chỉ những
quốc gia có diện tích rộng, dân số đông và có nguồn lực
phát triển vượt trội so với nhiều nước khác. Đó là nước có tiềm lực, sức mạnh
và ảnh hưởng vượt trội về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và văn hóa,
có khả năng tạo ảnh hưởng, chi phối và định hình chính sách và hành vi của các
quốc gia khác trên thế giới cũng như chi phối sự vận động của hệ thống quan hệ
quốc tế, của các xu thế quốc tế và việc giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu.
Hiện nay, không có một nhận thức thống nhất hay một định nghĩa chung về nước lớn. Việc phân định nước lớn - nước nhỏ phụ thuộc vào góc nhìn từ mỗi quốc gia dựa trên sự so sánh tương quan sức mạnh, vị thế và sự ảnh hưởng của quốc gia đó với các quốc gia khác. Theo đó, một quốc gia có thể là nhỏ trong mối quan hệ này nhưng lại được xem là lớn trong mối quan hệ với những nước khác và ngược lại(1). Thí dụ như: Canađa, Braxin và Ốtxtrâylia là nước lớn trên thế giới về mặt diện tích lãnh thổ và nguồn lực tài nguyên; Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan là cường quốc dân số của thế giới. Tuy nhiên, sức mạnh tổng hợp của các quốc gia này chưa đạt tới vị thế của một cường quốc thế giới. Trên thực tế, trong việc phân định và đánh giá một nước là lớn hay nhỏ, yếu tố sức mạnh tổng hợp mà nổi bật là sức mạnh quân sự, kinh tế và khoa học - công nghệ đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở châu Âu, nhưng thế kỷ XV-XVI với sức mạnh vượt trội của mình, đã “bá quyền” cả thế giới với mệnh danh “Người đánh xe trên biển”. Nước Anh với diện tích chỉ hơn 200 nghìn km2 nhưng trong thế kỷ XIX được mệnh danh là “Đất nước mặt trời không bao giờ lặn”. Hiện nay, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản mặc dù về diện tích và dân số họ chỉ là những quốc gia trung bình của thế giới, nhưng với sức mạnh tổng hợp của mình đặc biệt là về kinh tế, khoa học - công nghệ, quân sự cũng như vị thế quốc tế, họ được xem là những nước lớn của thế giới. Cũng xét theo tiêu chí này, một số nước dù là nhỏ như Hàn Quốc hay Ixraen, thậm chí rất nhỏ về mặt diện tích và quy mô dân số như Xinhgapo và Qatar nhưng lại sở hữu sức mạnh kinh tế, khoa học - công nghệ, quân sự và tầm ảnh hưởng quốc tế đáng khâm phục.
VÌ SAO ĐẢNG TA LẤY CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LÀM NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG, KIM CHỈ NAM CHO HÀNH ĐỘNG
TS. Cao Đức Thái
Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung và phát triển năm
2011) (gọi tắt là Cương lĩnh 2011) của Đảng đã ghi: Đảng Cộng sản Việt Nam lấy
chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động của mình. Điều đó hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với quá trình
phát triển của cách mạng Việt Nam và tiến trình lịch sử thế giới.
Trong các xã hội hiện đại, lý luận
về phát triển giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Trong thế kỷ XX, nhân loại đã
từng chứng kiến vai trò tích cực và tiêu cực của nhiều học thuyết. Chủ
nghĩa Mác – Lê-nin đã dẫn đến thành lập các đảng cộng sản, Cách mạng Tháng Mười
và nước Nga Xô-viết đã ra đời - nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới - mở
ra một thời đại mới cho nhân loại, khơi nguồn cho phong trào giải phóng dân tộc
trên thế giới, trong đó có cách mạng Việt Nam. Chủ nghĩa phát xít đã dẫn tới
Chiến tranh thế giới thứ Hai - một thảm họa lớn của nhân loại… Chủ nghĩa tự do
cũ và mới, mà Hoa Kỳ là tiêu biểu đã phát triển mạnh mẽ rồi rơi vào khủng
hoảng. CNXH dân chủ và “con đường thứ ba” đã và đang tồn tại ở các nước Bắc Âu,
Cộng hoà Liên bang Đức… với những thành quả và khó khăn thể hiện trong các cuộc
khủng hoảng chính trị - xã hội, khiến cho người ta phải tìm tòi những giải pháp
khác nhau cho sự phát triển đất nước.
Sau
khủng hoảng và sụp đổ của một bộ phận quan trọng trong hệ thống XHCN thế giới
(1989 - 1991), có học giả cho rằng CNTB là “Sự tột cùng của lịch sử”. Thế rồi
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ nước Mỹ (năm 2007 - 2009) và
hiện nay phong trào “Chiếm phố Uôn” nổ ra từ nước Mỹ lan rộng ra các nước tư
bản phát triển đã cho người ta thấy CNTB sẽ không bao giờ có thể thay đổi bản
chất của một xã hội bất công, cho nên cần phải thay đổi. Xã hội đó không thể là
“sự tột cùng của lịch sử”.
Một
kinh nghiệm xương máu rút ra từ tiến trình cải tổ, cải cách của các nước XHCN
trong thập kỷ 80, 90 của thế kỷ XX là đã không phát triển được lý luận mác-xít
đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống. Đặc biệt là, các đảng cộng sản không đánh giá
đúng tầm quan trọng của cuộc đấu tranh trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng, đã
du nhập các quan điểm dân chủ, nhân quyền cực đoan của phương Tây, như: đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập… dẫn tới sự sụp đổ một bộ phận quan trọng của
hệ thống XHCN.