Thứ Năm, 9 tháng 9, 2021
Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021
KIÊN ĐỊNH CHỦ NGHĨA MÁC - LÊ-NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH, KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH CHỐNG SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ TRONG ĐẢNG
Lê Hữu Nghĩa
TCCS - Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và được bổ
sung, phát triển năm 2011 và các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc thời kỳ đổi
mới đều khẳng định: Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng của Đảng, kim chỉ nam cho hành động cách mạng. Đồng thời
Đảng yêu cầu toàn Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải “kiên định chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực
tiễn Việt Nam”(1). Kiên định và sáng tạo đối với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là hai mặt của một vấn đề thống nhất với nhau; kiên định phải
trên cơ sở sáng tạo và sáng tạo phải trên cơ sở kiên định, nếu không sẽ sa vào
sai lầm của chủ nghĩa giáo điều, máy móc hoặc chủ nghĩa cơ hội, xét lại.
Trong hơn 88 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh không ngừng đi sâu nhận thức chủ nghĩa Mác - Lê-nin, nắm vững bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê-nin trong điều kiện cụ thể của Việt Nam và thời đại; nhờ đó đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, vượt qua mọi thác ghềnh, vượt qua những thời điểm hiểm nghèo của cách mạng.
PH.ĂNGGHEN VỚI VIỆC HÌNH THÀNH QUAN NIỆM DUY VẬT VỀ LỊCH SỬ
Hoàng Hải Bằng (*)
Từ nửa đầu những năm 40 của thế
kỷ XIX, Ph.Ăngghen đã có những nghiên cứu độc lập và tiến dần đến quan niệm duy
vật về lịch sử. Ông đã đưa ra một số kết luận quan trọng về vai trò của các
quan hệ kinh tế trong đời sống xã hội, chỉ ra nguồn gốc và tính tất yếu của
cách mạng xã hội, giải thích sự tiếp nối của hệ thống các yếu tố lực lượng sản
xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng chính trị, vạch rõ tính giai
cấp của ý thức xã hội… Với những đóng góp này, công lao của Ph.Ăngghen trong
việc xây dựng chủ nghĩa duy vật lịch sử là đặc biệt quan trọng, mặc dù ông luôn
coi thành tựu ấy là kết quả do sự lao động sáng tạo của riêng C.Mác. Đó là sự
khiêm nhường của một nhân cách lớn.
VỀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG GIAI ĐOẠN TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY
Nguyễn Ngọc Chuẩn
Trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, cái giúp cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách, giải thoát con người khỏi những thách đố và vướng mắc của cuộc sống, đáp ứng nhu cầu thường nhật và lâu dài của nhân loại không chỉ là kinh tế, kỹ thuật hiện đại và công nghệ cao, mà còn là triết học. Triết học giúp cho con người tìm ra lời giải không chỉ cho những thách đố muôn thuở, mà còn cho những vấn đề hoàn toàn mới do quá trình toàn cầu hoá đặt ra. Triết học không chỉ giúp con người nhận thức rõ địa vị của mình, lối sống xứng đáng với con người, mà còn giúp họ xác định mục tiêu và lý tưởng sống để từ đó, góp phần biến đổi hiện thực nhằm phục vụ cho chính mình. Không chỉ thế, trong giai đoạn toàn cầu hoá hiện nay, triết học còn giúp cho con người có được sự định hướng đúng đắn trong hành động và củng cố quyết tâm hành động, đánh giá đúng những biến động đang diễn ra, gợi mở cách đi, hướng giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, triết học cũng đang thực hiện chính những vai trò to lớn đó.
DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỚI GIÁ TRỊ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM
TS. Cao Đức Thái
QĐND - Giá trị của một dân tộc là
nền tảng tinh thần được hình thành trong lịch sử lâu dài trong một cộng đồng,
đó là truyền thống dựng nước, giữ nước, đó là những phương châm về đạo lý, lẽ
sống của xã hội… Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thừa, phát triển
những giá trị dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay...
QĐND - Giá trị của một dân tộc là nền tảng tinh thần được
hình thành trong lịch sử lâu dài trong một cộng đồng, đó là truyền thống dựng
nước, giữ nước, đó là những phương châm về đạo lý, lẽ sống của xã hội… Di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kế thừa, phát triển những giá trị dân tộc Việt
Nam trong thời đại ngày nay. Những giá trị cơ bản đó có thể được khái quát như
sau:
Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu nước, là
ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh chống các thế lực xâm lược. Cho dù
sức mạnh của chúng lớn đến đâu, sự tàn bạo của chúng như thế nào và âm mưu thâm
hiểm ra sao…, cũng không thể khuất phục được dân tộc ta. Phát triển chủ nghĩa
yêu nước, ý thức về độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh đã gắn truyền thống đó với
khái niệm về bình đẳng và quyền của mỗi dân tộc. Trong Tuyên ngôn độc lập,
Người viết: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng,
tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Một trong những tư tưởng lớn của Người là gắn liền độc lập
dân tộc với tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân. Người nói: “Nếu nước độc
lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”.
Vào lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt, Người nói: “ Không
có gì quý hơn độc, lập tự do”. Trong Di chúc, Người nhấn mạnh đến mục tiêu của
Đảng ta là: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt
Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh…”
Chủ
tịch Hồ Chí Minh. (Ảnh tư liệu: TTXVN)
Thứ Hai, 6 tháng 9, 2021
HỌC TẬP BÁC NÓI ĐI ĐÔI VỚI LÀM
Nguyễn Thắm
Chủ tịch Hồ
Chí Minh là tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng “nói đi đôi với
làm”, cho mọi thế hệ người Việt Nam học tập và noi theo, đặc biệt là thế hệ trẻ
- lực lượng góp phần quyết định sự hưng thịnh của quốc gia dân tộc hiện tại
cũng như trong tương lai.
Nói đi đôi
với làm là một trong những phẩm chất sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho mọi
thế hệ người Việt Nam học tập và làm theo. Trong suốt cuộc đời, Bác đã thực
hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ nói đi đôi với làm. Nhiều câu chuyện cảm
động về việc nêu gương, nói đi đôi với làm của Bác để cho chúng ta học tập, từ
đôi dép lốp Bác đi, áo vá vai Bác mặc đến cái ô tô cũ Bác dùng, việc nhịn bữa
ăn để cứu dân nghèo... đã thể hiện tấm lòng nhân ái, tấm gương đạo đức, tư
tưởng vì nước vì dân, Người nói: cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu
chúng ta dùng, đều do mồ hôi , nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta
phải đền bù xứng đáng cho nhân dân.
KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN NHỮNG PHÁT NGÔN LỆCH LẠC, PHIẾN DIỆN VỀ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID -19 !
LÊ NGUYỄN
Trên
cơ sở phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, thời gian qua chúng ta đã từng
bước ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Tuy vậy, với góc nhìn phiến diện,
thiển cận, thiên kiến, một số cá nhân, tổ chức đang cố tình phủ nhận những
thành quả trong phòng, chống dịch Covid-19 của nước ta. Nhận thức của những cá
nhân, tổ chức này là không thể chấp nhận được và đáng bị xã hội lên án.
1. Cố tình phủ nhận những thành quả trong phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam, một số tổ chức, cá nhân cho rằng “Việt Nam chống dịch thành công là nhờ may mắn”(?). Gần đây (vào tối 3/8/2021), trên mạng xã hội xuất hiện một video dài 3 phút 59 giây ghi lại cuộc hội thoại diễn ra trong một tiết học online giữa một sinh viên và giảng viên của Trường Đại học ở Đà Nẵng - trong phần tranh luận, giảng viên T.T.T đã có những phát ngôn phủ nhận những thành quả chống dịch của Đảng, Nhà nước, chính quyền các địa phương, các tầng lớp nhân dân: “Từ đầu mùa dịch tới giờ Chính phủ đã hỗ trợ cho em cái gì chưa?”, “Có dân nước nào chạy 1.500 km về quê, như vậy hệ thống an sinh xã hội của chúng ta quá kém đúng không?... Cô cảm thấy rất nhục nhã vì đều đó. Khi dịch đến, những quốc gia trên thế giới người ta được hỗ trợ rất nhiều,… còn chúng ta thì thế nào? Em lên thử đèo Hải Vân coi, đó mới là sự nhục nhã...”.
HAI LỜI KÊU GỌI - MỘT QUYẾT TÂM CHÍNH TRỊ
NGUYỄN CÔNG
Trong
hơn một năm người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã hai lần ra Lời kêu gọi nhằm
hiệu triệu sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng chung sức chống lại
sự bùng phát của dịch bệnh Covid -19 ở Việt Nam. Hai lời kêu gọi ở hai thời điểm
khác nhau nhưng với một quyết tâm chính trị cao nhất: nhanh chóng ngăn chặn, đẩy
lùi dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, giữ vững thành quả
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh mới.
Đại dịch Covid-19 khởi nguồn từ Thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) từ cuối năm 2019 và nhanh chóng lan rộng sang các nước châu Âu như Italy, Tây Ban Nha, Pháp, Anh vào tháng 3-2020. Sau đó, tâm dịch chuyển sang Ấn Độ, Iran ở châu Á, rồi đến Mỹ, Brazil ở châu Mỹ và đến nay dịch bệnh đã tấn công ở tất cả các quốc gia và châu lục trên toàn thế giới. Hiện nay, thế giới đang đối mặt với làn sóng bùng phát dịch Covid-19 mới với sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm trên phạm vi toàn cầu. Thống kê mới nhất cho thấy, tổng số người nhiễm bệnh trên thế giới đến nay là 198.905.983, trong đó có 4.238.566 người tử vong, cụ thể số người nhiễm bệnh ở các châu lục: Châu Á: 62.273.770; Châu Âu: 51.584.509; Bắc Mỹ: 42.607.425; Nam Mỹ 35.539.924; Châu Phi: 6.793.591.
DÂN CHỦ VÀ KỶ CƯƠNG - NHÌN TỪ ĐẠI DỊCH COVID-19
HÀ SƠN
Covid-19
xuất hiện và tồn tại đến nay đã hơn một năm rưỡi và chắc chắn sẽ còn tồn tại
trong một khoảng thời gian không ngắn. Sức tàn phá khủng khiếp cả về tính mạng
và tài sản do con virut này gây ra đã biến nó trở thành một đại dịch toàn cầu.
Không chỉ có thế, Covid-19 còn như “một chất thử liều cao” đối với các thể chế
chính trị, các chính phủ trong việc nhìn nhận, đánh giá và xử lý các vấn đề
kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội có liên quan mật thiết đến đời sống người
dân.
Quả thực, nhìn vào thực
tế những gì đã và đang diễn ra ở các nước đứng đầu thế giới về số người chết và
số ca nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 từ khi dịch bệnh này xuất hiện cho đến nay,
chúng ta thấy được sự khác biệt rất rõ nét về cách thức các chính phủ nhìn nhận
và giải quyết các thách thức do đại dịch Covid gây ra trong rất nhiều mối quan
hệ, như: giữa tăng trưởng kinh tế và sức khỏe nhân dân; giữa lợi ích quốc gia
dân tộc và trách nhiệm quốc tế; giữa nhà nước và thị trường trong cung ứng một
số dịch vụ công thiết yếu; giữa bảo đảm dân chủ và tăng cường kỷ cương, kỷ
luật…