Thứ Tư, 7 tháng 4, 2021
TƯ TƯỞNG CỦA V.I.LÊNIN VỀ TÔN GIÁO TRONG THỰC TIỄN VIỆT NAM HIỆN NAY
Lê Văn Lợi
Để tiếp tục đổi mới chính sách về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc nghiên cứu, tiếp thu những giá trị tiến bộ trong các lý luận đương đại về tôn giáo, những giá trị phổ quát của nhân loại đạt được trong pháp luật quốc tế về quyền con người, điều cốt yếu nhất là phải tiếp tục nghiên cứu để quán triệt sâu sắc hơn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, quan điểm của Lênin nói riêng về tôn giáo.
Cũng
như C.Mác và Ph.Ănghen, V.I.Lênin nghiên cứu tôn giáo không phải vì mục đích tự
thân, không nhằm xây dựng một hệ thống lý luận “thuần túy” về tôn giáo mà do
những đòi hỏi đặt ra từ thực tiễn của phong trào cách mạng. Bối cảnh nước Nga
vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX rất đặc biệt: trong khi CNTB đang
chuyển sang giai đoạn phát triển đế quốc chủ nghĩa thì nước Nga lúc đó mới chỉ
là nước tư bản có trình độ phát triển trung bình, song chế độ thống trị hết sức
thối nát; giai cấp tư sản cấu kết chặt chẽ với giai cấp địa chủ phong kiến bóc lột
nhân dân thậm tệ và sử dụng đạo Chính Thống để kìm kẹp, nô dịch tinh thần quần
chúng nhân dân. Run sợ trước phong trào cách mạng đang ngày một dâng cao, các
thế lực phản động tìm cách lôi kéo, kích động các hoạt động tôn giáo nhằm đánh
lạc hướng quần chúng, khiến họ xao nhãng với cuộc đấu tranh giành quyền tự do,
dân chủ. Lênin đã chỉ rõ âm mưu của các thế lực phản động: “Khắp nơi bọn tư bản
phản động đã chú trọng, và ở nước ta hiện nay chúng cũng bắt đầu chú trọng khêu
lên những sự hằn thù tôn giáo, để làm cho quần chúng chú ý về phía đó, khiến
cho họ không để ý đến vấn đề chính trị và kinh tế thật sự quan trọng và chủ
yếu”(1). Bên cạnh âm mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo của các thế lực phản động,
sự hoang mang, dao động của một bộ phận người tham gia sau thất bại của cuộc
cách mạng 1905 đã làm xuất hiện trào lưu “tìm thần”, “tạo thần”, muốn kết hợp
giữa CNXH khoa học với niềm tin tôn giáo, coi CNXH là một loại tôn giáo. Các
trào lưu “tìm thần”, “tạo thần” gây tác hại lớn cho phong trào cách mạng, làm cho
quần chúng mất phương hướng. Lênin chỉ rõ các trào lưu này là một dạng biện hộ
cho thế lực phản động, là “độc tố ngọt ngào nhất và được che đậy khéo léo nhất
trong những viên kẹo bọc bằng đủ loại giấy màu sặc sỡ”(2), khiến quần chúng
nhân dân bị mê muội và cam chịu ách áp bức, bóc lột. Ngay trong Đảng Dân chủ -
Xã hội Nga cũng đã xuất hiện các quan niệm “hữu khuynh”, “tả khuynh” và cơ hội,
muốn thỏa hiệp với tôn giáo. Trong bối cảnh đó, Lênin đã tích cực truyền bá và
đấu tranh nhằm khẳng định tính khoa học của các quan điểm của C.Mác, Ph.Ănghen
về tôn giáo. Người đã viết nhiều bài về tôn giáo như: Chủ nghĩa xã hội và tôn
giáo; Về thái độ của đảng công nhân đối với tôn giáo; Thái độ của giai cấp và
của các đảng phái đối với tôn giáo, v.v.. trong đó Người đã luận giải, làm sâu
sắc thêm nhiều khía cạnh liên quan đến vấn đề tôn giáo và giải quyết vấn đề tôn
giáo.
Thứ Ba, 6 tháng 4, 2021
MỘT SỐ SO SÁNH QUYỀN CON NGƯỜI VỚI QUYỀN CÔNG DÂN
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
TCCSĐT - Quyền con người và quyền công dân là những nội dung quan trọng
của Hiến pháp. Việc chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân bảo đảm được tính khoa học về kỹ thuật lập hiến; tạo thuận lợi cho
việc hiểu và thực thi quyền con người và quyền công dân trên thực tế là yêu cầu
khách quan.
Điều 50 Hiến pháp năm 1992 xác định "Ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy
định trong Hiến pháp và luật”. Như vậy, lần đầu tiên Hiến pháp năm 1992 đã thừa
nhận cả hai khái niệm quyền con người, quyền công dân, nhưng chưa có sự phân
định rạch ròi: đâu là quyền và nghĩa vụ của con người nói chung và đâu là quyền
và nghĩa vụ của công dân. Nội hàm khái niệm quyền con người được thu nạp vào
nội hàm của phạm trù quyền công dân.
Để khắc phục nhược điểm trên, Điều 15 (sửa đổi, bổ
sung Điều 50) thuộc CHƯƠNG II: QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA
CÔNG DÂN trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 xác định: 1. Ở nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền con người, quyền công dân được Nhà nước và xã
hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Việc xác
định: "Nhà nước và xã hội thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ quyền con người và
quyền công dân” là để bảo đảm tính khoa học về kỹ thuật lập hiến cho việc thực
hiện cả hai quyền này. Tuy vậy, thuật ngữ "bảo đảm” được xác định trong
điều này liền sau việc đã "thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ” là chưa bảo đảm
được tính khoa học của luật pháp quốc tế, vì bản thân nội hàm của thuật ngữ
"bảo đảm” đã gồm các hàm nghĩa: thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và thực hiện
(hai quyền này trên thực tế).
Việc chế định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân, do đó, chưa thực sự bảo đảm được tính khoa học về kỹ thuật
lập hiến; từ đó có thể gây rào cản cho việc hiểu và thực thi quyền con người và
quyền công dân trên thực tế. Từ thực tế trên đây cần thiết phải làm rõ và so
sánh quyền con người và quyền công dân để chế định trong Hiến pháp cho phù hợp.
CÁC LÝ THUYẾT TRUYỀN THÔNG CHÍNH TRỊ VÀ VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM
Nguyễn
Thị Thúy Hằng
(LLCT) - Những thay đổi kinh tế, xã hội dưới
thời cách mạng công nghiệp ở châu Âu đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về thông
tin cho xã hội, tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông và những lý
thuyết cơ bản. Đặc biệt, từ sau Chiến tranh thế giới thứ II đến cuối thế kỷ XX,
các lý thuyết truyền thông ngày càng được nghiên cứu sâu trong khoa học xã hội
và được ứng dụng trong nhiều mô hình quản lý truyền thông.
1. “Bốn học thuyết truyền thông”
Công
trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa các hệ thống phương tiện truyền thông và
đời sống chính trị quốc tế Bốn học thuyết truyền thông (Four Theories of the
Press)của Siebert, Peterson, và Schramm (1956), đã chỉ ra rằng các mô hình
truyền thông khác nhau bắt nguồn từ sự khác biệt của cấu trúc chính trị và kinh
tế; nghiên cứu phương tiện truyền thông phải bắt đầu từ nghiên cứu về bản chất
của nhà nước, hệ thống chính trị, mối quan hệ giữa lợi ích chính trị và kinh
tế, và các yếu tố của cấu trúc xã hội.
Các
ông đã phân thành bốn học thuyết: Thuyết Độc đoán; Thuyết Tự do; Thuyết Trách
nhiệm xã hội và Thuyết Toàn trị Xôviết.
SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ
Trần Trang
Hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Giữa lúc dân tộc ta đứng trước cuộc khủng
hoảng về đường lối cứu nước, nhiều nhà yêu nước đương thời tiếp tục con đường
cứu nước theo lối cũ thì ngày 5/6/1911 người thanh niên Nguyễn Tất Thành (tức
là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh sau này) ra đi tìm đường cứu nước theo phương
hướng mới. Người đã đi qua nhiều nước của châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và đã phát
hiện ra chân lý: Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc thực dân là cội nguồn mọi
đau khổ của công nhân và nhân dân lao động ở chính quốc cũng như ở các nước thuộc
địa.
VỀ GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
Phùng
Văn Thiết(*)
Khẳng định giá trị thời đại
của triết học Mác với tư cách “công cụ nhận thức vĩ đại”, trong bài viết này,
tác giả đã tiến hành luận giải vai trò đó của triết học Mác trong việc lý giải
những biến cố của lịch sử nhân loại cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI để từ đó đi
đến kết luận: Sở dĩ triết học Mác mang giá trị thời đại là bởi trong bản thân
nó đã hàm chứa những đặc trưng cho phép nó đi cùng thời đại. Rằng, triết học
Mác đã kế thừa và phát triển sáng tạo những thành tựu của toàn bộ tư tưởng
triết học nhân loại; nó là một hệ thống mở, luôn tự đổi mới như một nhu cầu tự
thân để đáp ứng sự biến đổi không ngừng của thực tiễn cuộc sống.
Sự ra đời của triết học Mác
là một cuộc cách mạng thực sự trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng
nhân loại. Cái mới về chất của triết học Mác, nói một cách vắn tắt, là ở chỗ,
với tư cách “một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài
người và nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ
đại"(1). Và, thực tiễn cũng cho thấy rằng, để luận giải đúng thực chất các
sự kiện lịch sử trọng yếu đang tham gia quy định diện mạo của thế giới ngày
nay, triết học Mác vẫn thực sự là một công cụ nhận thức sắc bén, mang tầm thời
đại.
1.
Trong cái chiến dịch ầm ĩ chống lại chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực phản động quốc tế phát động gần đây, sự sụp đổ của chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu thường được chúng sử dụng như một “bằng chứng
thực tế” để bác bỏ giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác, chứng minh cho "sự
cáo chung" của triết học Mác.
Tính chất xảo trá và nguy
hiểm của những luận điệu trên đây đòi hỏi chúng ta phải đáp trả bằng những luận
cứ khoa học xác đáng.
Như chúng ta đã biết, sáng
tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là một trong hai phát kiến vĩ đại của C.Mác. Ở
đó, khác về nguyên tắc và đối lập với các quan niệm truyền thống, bằng việc áp
dụng và mở rộng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào lĩnh vực xã hội, C.Mác đã phát
hiện ra tiền đề đầu tiên, chân chính của lịch sử nhân loại là những con người
hiện thực, mà đặc trưng quyết định là việc con người sản
xuất xã hội ra đời sống vật chất của chính mình. Và, khi vận dụng một một cách
đúng đắn phép biện chứng duy vật vào phân tích quá trình sản xuất vật chất ấy,
C.Mác đã chỉ ra ra rằng, nguồn gốc sâu xa, suy đến cùng của mọi hiện tượng xã
hội - lịch sử (như đấu tranh giai cấp, cách mạng xã hội,...) và do vậy, cũng là
động lực cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội chính là cái mâu
thuẫn vẫn luôn nảy sinh và đòi hỏi phải được giải quyết giữa lực lượng sản xuất
và quan hệ sản xuất. Cuối cùng, khi áp dụng
những thành quả nghiên cứu trên đây vào phân tích một xã hội cụ thể, nhưng rất
điển hình là xã hội tư bản, theo phương pháp "đem quy những quan hệ xã hội
vào những quan hệ sản xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của
những lực lượng sản xuất"(2), C.Mác đã đi đến một tư tưởng thiên tài – tư
tưởng khẳng định "sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là
một quá trình lịch sử - tự nhiên"(3). Theo lôgíc nội tại của tư tưởng
thiên tài này, chúng ta không thể không đi đến một nguyên lý có tính chất vạch
thời đại là, trong khi phát triển đầy đủ nhất những đặc trưng bản chất của
mình, chủ nghĩa tư bản cũng đồng thời tạo ra những tiền đề cho sự diệt vong tất
yếu của nó, cho sự thay thế nó bằng chủ nghĩa xã hội.
Đó chính là thực chất quan
niệm duy vật biện chứng của C.Mác về lịch sử. Quan niệm này đã được V.I.Lênin
hiện thực hoá một cách sáng tạo bởi Cách mạng Tháng Mười và qua đó, mở ra cả
một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
trên phạm vi toàn thế giới.
Lịch sử nhân loại đã ghi
nhận rằng, hơn 70 năm tồn tại và phát triển với tư cách một hệ thống, chủ nghĩa
xã hội đã tỏ rõ là một chế độ xã hội tốt đẹp nhất mà loài người từng biết đến,
góp phần to lớn và nhiều khi có ý nghĩa quyết định vào việc hiện thực hoá các
mục tiêu cơ bản của thời đại. Chính vì thế, sự sụp đổ của nó đã trở thành một
sự kiện bi thảm nhất của thế kỷ XX, một thất bại to lớn và cay đắng của nhân
loại tiến bộ. Trong bối cảnh ấy, không ít người trong số chúng ta đã bắt đầu tỏ
ra hoài nghi về tính hiện thực của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội. Do vậy,
chúng ta cần phải có một quan niệm đúng đắn về những sự biến vẫn thường diễn ra
trong tiến trình lịch sử. Bởi phép biện chứng của lịch sử đã chỉ ra rằng, với
tư cách là kết quả của quá trình tìm tòi và thử nghiệm các mô hình, với tính
chất của cuộc đấu tranh nhằm chuyển hoá giữa cái cũ thành cái mới, một cuộc
chiến đấu một mất một còn giữa cách mạng và phản cách mạng, sự ra đời của chế
độ mới không bao giờ là một quá trình suôn sẻ, trơn tru. Do phụ thuộc một cách
tổng hoà, cùng một lúc vào nhiều nhân tố, cả khách quan lẫn chủ quan, nhiều khi
chế độ mới phải tạm thời lùi bước, thậm chí thất bại. Lịch sử các cuộc cách
mạng tư sản, mà điển hình là Cách mạng tư sản Pháp, đã diễn ra đúng như vậy.
Phải trải qua gần 60 năm (1789 – 1848) với vô số biến cố thăng trầm, được dựng
lên rồi lại đổ, nền Cộng hòa tư sản Pháp mới được xác lập hoàn toàn trên mảnh
đất hiện thực của nó. Một cuộc cách mạng mà mục tiêu của nó chỉ là nhằm thay
đổi một chế độ bóc lột này bằng một chế độ bóc lột khác mà đã là như vậy, thì
một cuộc cách mạng với mục tiêu cao cả như cách mạng xã hội chủ nghĩa lại càng
có thể như vậy và còn hơn thế nữa.
Đương nhiên, chúng ta không
cố tình biện hộ cho những thất bại vừa qua của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu đầu thập niên 90 của thế kỷ XX và càng không cố tình lảng tránh trách
nhiệm của mình trước lịch sử. Nghiên cứu một cách nghiêm túc sự sụp đổ của chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, Đảng ta đã chỉ ra hai loại nguyên
nhân: sâu xa và trực tiếp.
Nguyên nhân sâu xa là,
trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, bên cạnh những thành tựu vĩ đại,
chúng ta đã chậm phát hiện và khắc phục những nhược điểm, khuyết điểm to lớn về
mô hình. Không thể phủ nhận vai trò vĩ đại của mô hình "chủ nghĩa xã
hội thời chiến", - nếu có thể gọi như vậy, - với đặc trưng nổi bật của nó
là ưu tiên cao độ cho nguyên tắc tập trung trên mọi lĩnh vực của đời sống xã
hội, đối với sự tồn vong của chủ nghĩa xã hội trong các thời khắc hiểm nguy của
lịch sử. Nhưng, việc duy trì quá lâu và "phổ biến hoá" một cách duy ý
chí mô hình này như là một mô hình của chủ nghĩa xã hội nói chung, bất chấp
tính đặc thù của các dân tộc và điều kiện lịch sử mới, đã làm triệt tiêu nhiều
động lực vốn có và cơ bản của chủ nghĩa xã hội, dẫn nó đến chỗ bảo thủ, trì
trệ. Không chỉ C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhiều lần nhắc nhở, mà bản thân
V.I.Lênin, ngay trước Cách mạng Tháng Mười cũng đã lưu ý rằng, "chúng ta
không kỳ vọng rằng Mác hay những người theo chủ nghĩa Mác đều hiểu biết mọi mặt
cụ thể của con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như thế sẽ là phi lý. Chúng ta
chỉ biết phương hướng của con đường đó và những lực lượng giai cấp nào dẫn đến
con đường đó; còn như về cụ thể và trên thực tế con đường đó ra sao, thì kinh nghiệm của hàng triệu con người sẽ chỉ
rõ, khi họ bắt tay vào hành động"(4). Nói cách khác, những sai lầm, khuyết
tật đó không xuất phát từ bản chất của học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội, mà
bắt nguồn từ việc vi phạm những nguyên tắc biện chứng - "linh hồn
sống" của chủ nghĩa Mác - trong quá trình xây dựng và ứng dụng mô hình
hiện thực của chủ nghĩa xã hội.
Cùng với nguyên nhân sâu xa
trên đây, những sai lầm rất nghiêm trọng về chính trị, tư tưởng và tổ chức của
Đảng Cộng sản Liên Xô trong quá trình cải tổ là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa
thế giới. Thực tiễn lịch sử đã chỉ ra rằng, cải tổ, cải cách, đổi mới là tất
yếu, nhưng sụp đổ thì không tất yếu. Sai lầm có tính nguyên tắc của quá trình
cải tổ là ở chỗ, Đảng Cộng sản Liên Xô đã để cho một số người theo đường lối
xét lại, phản bội chủ nghĩa Mác nắm giữ những chức vụ cao nhất. Chính họ là
những kẻ đã thao túng cơ quan lãnh đạo đảng, vô hiệu hoá sức chiến đấu của các
tổ chức đảng và hàng chục triệu đảng viên. Tình hình ấy, đến lượt nó, đã đem
đến cho chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động những thời cơ vô cùng thuận
lợi để nhanh chóng đạt được mục tiêu xoá bỏ hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới.
Luận điệu tuyên truyền về
"sự cáo chung" của chủ nghĩa Mác rõ ràng là hoàn toàn vô căn cứ.
Nhưng qua đó, bài học về việc nâng cao bản lĩnh chính trị, tầm cao trí tuệ và
tính năng động, sáng tạo của các đảng cộng sản và công nhân trong việc vận dụng
học thuyết Mác về chủ nghĩa xã hội vào quá trình cải cách và đổi mới ngày càng
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với tương lai và triển vọng của chủ
nghĩa xã hội hiện thực.
2.
Liên quan một cách hữu cơ với vấn đề trên đây là vấn đề phải nhận thức như thế
nào cho đúng về bản chất và tiền đồ của chủ nghĩa tư bản hiện nay?
Để trả lời câu hỏi này,
chúng ta phải vận dụng phép biện chứng của triết học Mác vào việc làm rõ những
mối quan hệ, những phương thức đã và đang quy định sức sống của chủ nghĩa tư
bản hiện đại.
Không phải ai khác mà chính
C.Mác là người đã phát hiện ra rằng, khác với tất cả các chế độ tư hữu đã tồn
tại trước đó, chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa được hiện thực hoá thông qua việc
mua bán, sử dụng một loại hàng hoá đặc biệt - hàng hoá sức lao động. Tính chất
đặc biệt của loại hàng hoá này là ở chỗ, quá trình nhà tư bản sử dụng nó cũng
đồng thời là quá trình nó sinh ra giá trị. Để quá trình sử dụng loại hàng hàng
hoá này sinh ra cho nhà tư bản một lượng giá trị lớn hơn giá trị của bản thân
nó – giá trị thặng dư, giai cấp tư sản phải sử dụng nhiều phương thức. Lúc đầu
là kéo dài ngày lao động, sau đó là cải tiến công cụ lao động, hợp lý hoá dây
chuyền sản xuất, thay đổi công nghệ... Đó chính là nguồn gốc và phương thức
chiếm đoạt giá trị thặng dư của giai cấp tư sản. Trước đây đã là thế, hiện nay
lại càng là như thế.
Nhưng, giai cấp tư sản hiện
nay lại cố tình bác bỏ sự thật này. Các lý luận gia tư sản đã cố tình tỏ ra
khách quan khi nhận xét rằng, học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác có thể đúng
trong thời đại công nghiệp, nhưng không còn phù hợp với thời đại hậu công
nghiệp, thời đại của kinh tế tri thức. Họ lập luận rằng, trong nền kinh tế tri
thức, lượng lao động sống phải sử dụng trong quá trình sản xuất ngày càng ít
đi, nhưng năng suất lao động vẫn không ngừng tăng lên; sự giàu có của những ông
chủ tư sản, theo họ, không phải chủ yếu nhờ vào sự bóc lột công nhân như trước
đây, mà là do đầu óc sáng tạo và nhanh nhạy phát hiện kỹ thuật mới, do tài quản
lý và sử dụng chất xám đem lại. Rằng, lập luận của C.Mác coi lao động sống như
là nguồn duy nhất của giá trị và giá trị thặng dư, coi giá trị thặng dư là phần
giá trị làm ra ngoài giá trị sức lao động của người công nhân bị nhà tư sản
chiếm đoạt, cũng vì thế mà đã trở nên lỗi thời. Mâu thuẫn đối kháng giữa giai
cấp công nhân và giai cấp tư sản, cũng như cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp này
cũng dần bị tiêu vong do mất đi tính tất yếu kinh tế, v.v. và v.v..
Điều đó là không đúng,
bởi, một mặt, lao động sống theo quan điểm của C.Mác, áp
dụng vào nền kinh tế tri thức, chính là lao động của một cộng đồng người, bao
gồm cả lao động của một bộ phận công nhân truyền thống (trực tiếp điều khiển
máy móc) và công nhân trí thức – những người tham gia vào quá trình phát minh,
sáng chế, thiết kế, chế tạo thiết bị tự động hóa và cả các nhân viên quản lý
kinh doanh; mặt khác, trong nền kinh tế tri
thức, thông tin, tri thức và các sản vật phần mềm đều là sản phẩm lao động và
đều có giá trị, đều thuộc tư liệu sản xuất. Những tư liệu sản xuất này thì bản
thân nhà tư sản không làm ra được, còn C.Mác cũng chưa bao giờ phủ nhận vai trò
đặc biệt của tư liệu sản xuất trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, mặc
dù nó không phải là nguồn gốc của giá trị thặng dư. Tóm lại, nền kinh tế tri
thức trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản đương đại không những không làm thay
đổi nguồn gốc của giá trị thặng dư, mà còn không làm thay đổi bản chất bóc lột
của giai cấp tư sản đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Có điều, cả lý luận và thực
tiễn lịch sử đều cho thấy rằng, quá trình làm cho lực lượng sản xuất phát triển
theo hướng xã hội hoá trên đây cũng chính là quá trình hoàn thiện quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa theo hướng tư nhân hoá. Mâu thuẫn vốn có của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa không những không giảm đi trong quá trình áp dụng
những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện đại, mà trái lại, còn ngày càng
gay gắt. Để làm chậm lại những bùng nổ về mặt xã hội đang ngày càng đến gần,
giai cấp tư sản buộc phải tiến hành các cuộc "điều chỉnh". Lúc đầu,
trong thời kỳ còn đang hưng thịnh của mình, giai cấp tư sản tiến hành
"điều chỉnh" chủ yếu bằng cách hạ thấp tốc độ tăng trưởng quá nóng
của lực lượng sản xuất thông qua các đòn bẩy kinh tế. Nhưng, khi nền sản xuất
đã đạt giới hạn của sự tăng trưởng và bắt đầu có chiều hướng suy thoái, như hầu
hết các nước tư bản phát triển hiện nay, giai cấp tư sản chủ yếu sử dụng phương
thức điều chỉnh các quan hệ sản xuất hiện có.
Vấn đề là ở chỗ, hãy xem
thực chất và giới hạn của sự điều chỉnh ấy là như thế nào?
Dễ thấy rằng, một trong
những điều chỉnh lớn nhất và có ý nghĩa nhất trong quá trình tổ chức lại sản
xuất ở các nước tư bản hiện nay là sự ra đời của hàng loạt các công ty cổ phần,
với rất nhiều dạng, loại hình khác nhau. Có loại thuộc một "tập thể"
các nhà tư bản của một nước hoặc nhiều nước (công ty xuyên quốc gia). Có loại
"trực tiếp mang hình thái tư bản xã hội... đối lập với tư bản tư
nhân" như C.Mác đã nói; lại có cả loại "nửa nọ nửa kia" với sự
tham gia của người lao động. Nhưng, vô luận thế nào, tất cả các loại hình đó
vẫn là "những hình thái quá độ từ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
sang phương thức sản xuất tập thể"(5). Và, với những sự “điều chỉnh” như
thế, chủ nghĩa tư bản đã khoác lên mình một diện mạo mới, mà nếu thoạt nhìn, nhiều
người lầm tưởng như nó đã thay đổi hẳn bản chất, đang bước vào "tuổi thanh
xuân", thậm chí còn coi nó chính là một giai đoạn của chủ nghĩa xã hội!
Ở đây, cần nhấn mạnh một
điều, chủ nghĩa tư bản không thể tự mình thay đổi bản chất, cũng như chủ nghĩa
xã hội không thể tự phát ra đời từ trong lòng chủ nghĩa tư bản. Những
"điều chỉnh" của chủ nghĩa tư bản, nhiều nhất, theo C.Mác, chẳng qua
cũng chỉ là "sự thủ tiêu tư bản với tư cách là sở hữu tư nhân ở trong giới
hạn của bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa"(6). Những giới hạn
của bản thân phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa mà bất cứ sự "điều
chỉnh" nào cũng không thể vượt qua được ấy chính là chế độ tư hữu tư bản
và quyền chiếm đoạt giá trị thăng dư phải thuộc về giai cấp tư sản.
Thực tế lịch sử đã cho thấy
rằng, không phải là giai cấp tư sản ở các nước "tư bản văn minh" hiện
nay không quan tâm đến việc chiếm đoạt giá trị thặng dư nữa, mà là phương thức
chiếm đoạt giá trị thặng dư đã mang tính toàn cầu. Theo báo cáo của Quỹ phát
triển Liên hợp quốc (UNDP), thu nhập bình quân đầu người của 20 nước giàu nhất
thế giới so với 20 nước nghèo nhất thế giới đã tăng lên 74 lần trong thời gian
từ đầu đến cuối thế kỷ XX. Tỷ xuất bóc lột giá trị thăng dư cũng không ngừng
tăng lên và hiện đã đạt mức kỷ lục 500%. Trong 20 năm, kể từ 1980, số quốc gia
bị liệt vào hàng những nước kém phát triển nhất đã tăng từ 25 lên 50 và tổng
sản phẩm quốc nội của tất cả các nước này cộng lại hàng năm chỉ bằng tổng giá
trị tài sản của 5 tỷ phú giàu nhất nước Mỹ(7).
Mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa - mâu thuẫn giữa tư
bản và lao động - không hề mất đi trong quá trình “điều chỉnh”, mà trái lại,
còn bị khoét sâu thêm và mở rộng ra trên phạm vi toàn cầu. Và, thực tiễn cũng
đang cho thấy, để giải quyết những mâu thuẫn này thì không thể lảng tránh được
những cuộc đấu tranh mà nếu xét theo phương pháp tiếp cận của C.Mác, chính là
những cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc giữa một bên là giai cấp công
nhân và nhân dân lao động với giai cấp tư sản đang chi phối quá trình toàn cầu
hoá. Đỉnh cao của cuộc đấu tranh này sẽ không thể là gì khác ngoài các cuộc
cách mạng xã hội - những cuộc cách mạng xã hội với đúng nghĩa mà C.Mác đã quan
niệm, nhưng có thể sẽ được tiến hành với những phương thức không hoàn toàn như
trước đây - nhằm xoá bỏ tận gốc mọi áp bức, bóc lột.
3.
Triết học Mác, sở dĩ có giá trị thời đại, bởi bản thân nó hàm chứa những đặc
trưng cho phép nó đi cùng thời đại. Ý nghĩa lịch sử của triết học Mác sở dĩ có
được, trước hết là do các nhà sáng lập nó đã kế thừa và phát triển sáng tạo
những thành tựu của toàn bộ tư tưởng triết học nhân loại trước đó. Nhưng, giá trị
thời đại của triết học Mác sở dĩ trở thành hiện thực, một mặt, là do các nhà sáng lập nó đã biến nó thành một
hệ thống mở bằng cách thổi vào đó một "linh hồn sống"; mặt khác, là do những người kế tục trung thành luôn
biết làm mới nó, trước hết như là một nhu cầu tự thân, sau đó là để phù hợp với
sự biến đổi không ngừng của hiện thực khách quan, và cuối cùng, là để đáp ứng
vai trò ngày càng tăng của nó đối với thực tiễn cuộc sống. Chính C.Mác và
Ph.Ăngghen đã luôn nhắc nhở chúng ta rằng, học thuyết của các ông không phải là
một giáo điều, mà là kim chỉ nam cho hành động. Theo đó và trên tinh thần đó,
V.I.Lênin đã có những cống hiến xuất sắc vào việc bảo vệ và phát triển toàn
diện triết học Mác.
Thời đại ngày nay rõ ràng
là đã có những thay đổi to lớn, không chỉ so với thời đại của C.Mác và
Ph.Ăngghen, mà ngay cả với giai đoạn V.I.Lênin. Ngoài hai sự kiện mà chúng ta
đã phân tích trên đây, phải kể đến hàng loạt sự kiện quan trọng khác nữa, như
sự phát triển với tốc độ vũ bão của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện
đại, đi liền với nó là quá trình toàn cầu hoá và sự xuất hiện của kinh tế tri
thức; sự khủng hoảng của loại mô hình “nhà nước phúc lợi chung” ở Tây Âu và sự
vượt lên của các phong trào cánh tả ở "sân sau" của chủ nghĩa đế
quốc; vấn đề xung đột giữa các nền văn hoá và văn minh, sắc tộc và tôn giáo, đi
liền với nó là sự nảy sinh của chủ nghĩa khủng bố quốc tế và hiểm hoạ của một
cuộc chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao...
Theo đó, để thực sự có thể
"nắm bắt thời đại bằng tư tưởng" (theo cách nói của Hêghen) thì triết
học Mác cần thiết phải có những sự bổ sung và phát triển tương ứng. Nội dung,
tầm vóc của những vấn đề cần bổ sung, phát triển có thể là hết sức khác nhau,
tuỳ theo từng trường hợp. Đó có thể là những vấn đề triết học mà C.Mác,
Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, vì những lý do khác nhau, chưa có điều kiện và thời cơ
để giải quyết hoặc giải quyết chưa trọn vẹn (chẳng hạn như những vấn đề về tâm
thức, lôgíc biện chứng hay phương thức sản xuất châu Á...). Đó cũng có thể là
những vấn đề triết học mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác đã giải quyết đúng đắn
trên phương diện lý luận - phương pháp luận cơ bản, nhưng chưa có điều kiện làm
rõ những biểu hiện cụ thể, sinh động của nó (ví dụ như các kiểu thời kỳ quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, các mô hình của chủ nghĩa xã hội hiện
thực, vấn đề khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hoặc quá trình
diệt vong của chủ nghĩa tư bản với tư cách chế độ tư hữu cuối cùng nhưng hoàn
thiện nhất, vấn đề sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường dưới chủ nghĩa xã
hội...). Bên cạnh đó, còn có cả những vấn đề nhận thức lại (cho đúng) những tư
tưởng kinh điển, nghiên cứu hợp lý hoá cấu trúc, đổi mới phương pháp, nâng cao
chất lượng truyền bá triết học Mác trong thời đại mới.
Như vậy, có thể khẳng định,
bổ sung, phát triển triết học Mác không có nghĩa là phủ định nó, mà là tiếp tục
làm sáng tỏ và khẳng định ý nghĩa lịch sử vĩ đại và giá trị thời đại của nó.
Cũng vì thế, trong quá trình này, cần tránh và cảnh giác với những biểu hiện
cực đoan, lệch lạc: hoặc là núp dưới chiêu bài "bổ sung, phát triển"
triết học Mác để bác bỏ những nguyên lý cơ bản của nó, thay vào đó bằng những
tư tưởng, quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, xét lại; hoặc là núp dưới khẩu hiệu
"chống chủ nghĩa giáo điều" để "khái quát", cắt xén, thêm
bớt một cách tuỳ tiện những nguyên lý cơ bản của triết học Mác, làm mất đi bản
chất cách mạng và khoa học vốn có của nó. Thực tiễn cho thấy, những khuynh
hướng tư tưởng trên đây đã và đang trở thành một thực tế, đặc biệt nguy hiểm,
và vì thế, chúng ta phải có sự cảnh giác, đề phòng đủ mức cần thiết.
(*) Phó giáo sư, Tiến sĩ,
Chủ nhiệm Khoa Triết học, Học viện Chính trị Quân sự.
(1) V.I.Lênin. Toàn tập, t.23. Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978, tr.
54.
(2) V.I.Lênin, Sđd., t.1, tr.163.
(3)
C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.23. Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.21.
(4)
V.I.Lênin. Toàn tập, t.34. Nxb Tiến bộ,
Mátxcơva, 1976, tr. 152 - 153.
(5) C.Mác và
Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.25, Ph.I. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 673.
(6) C.Mác và Ph.Ăngghen., Sđd., tr. 667.
(7) Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung
ương. Nhận dạng các quan điểm sai trái thù địch. Hà Nội,
2005, tr. 57.
Thứ Hai, 5 tháng 4, 2021
BÁC HỒ VỚI NGƯỜI LÀM BÁO
Theo tư liệu của nhà báo Phan Quang
Vụ lúa chiêm 1958, miền Bắc hạn to,
ruộng đồng khô nẻ. Nhân dân nô nức làm thủy lợi, đào mương dẫn nước vào đồng.
Bác Hồ về thăm tỉnh Hưng Yên. Hôm ấy, một ngày tháng giêng, trời rét đậm. Bác
Hồ rời Hà Nội thật sớm. Đến huyện Tiên Lữ, có mấy vị lãnh đạo tỉnh chờ sẵn ven
đường. Bác xuống xe bắt tay, hỏi han mọi người, rồi băng băng đi bộ vào cánh
đồng.
Nông dân năm xã đang đào một con sông. Bác Hồ bước rất
nhanh giữa cánh đồng khô, đến mỗi nơi có đồng bào làm, Bác dừng lại, thăm hỏi
động viên. Bà con hoan hô Bác. Bác xua tay: “Đừng hoan hô Hồ Chủ tịch, hãy hoan
hô nước khi nào nước về”. Hễ gặp các vị cao niên là Bác tiến đến thăm hỏi. Có
một cụ tên là Đoàn Đình Kiêu, năm ấy 82 tuổi, người thôn Hoàng Xá, xã Trung
Dũng cũng tham gia làm thủy lợi. Bác nắm chặt tay cụ, nói: “Tôi cảm ơn cụ đã
làm gương cho con cháu”. Rồi Bác quay lại bảo cán bộ địa phương đi theo: “Các
cụ cùng chống hạn để làm gương cho con cháu như thế là rất tốt, nhưng phải chú
ý sức khỏe các cụ, chớ để các cụ làm quá sức”.
Gặp ông Chủ tịch huyện quần áo tinh tươm đang đứng chờ để
chào Bác. Bác bảo Chủ tịch đưa tay xem. Rồi Bác nói nhỏ: “Tay chú sạch quá. Cán
bộ cũng phải cùng lao động với bà con, để cho bà con thấy mình là người của
nhân dân”.
Đến xã cuối cùng, Bác Hồ dừng lại, rút trong túi ra một
phong bì nhỏ. “Đây là phần thưởng của Bác Hồ. Có bảy chiếc huy hiệu tất cả. Năm
chiếc tặng bà con năm xã, một chiếc thưởng xã nào thi đua giỏi nhất, còn một
chiếc Bác tặng riêng cụ Kiêu”.
Do mỗi xã phụ trách một khúc sông, cho nên bà con tản mát.
Bác Hồ đi bộ đến mấy cây số liền. Tôi tất tưởi theo, lắng nghe Bác nói chuyện
với ai xong, lại tới hỏi rõ họ tên, người thôn nào xã nào..., để khi viết bài
khỏi lẫn lộn, rồi vội vã chạy cho kịp đoàn. Hồi ấy tôi đang sức trai mà mệt
phờ, nhưng vui vì nghe và ghi được nhiều điều, thú vị nhất là chuyện Chủ tịch
Nước đi bộ qua cánh đồng gồ ghề nứt nẻ. Con sông đang đào nơi Bác về thăm năm
ấy sau khi hoàn thành được đồng bào gọi là “Sông Bác Hồ”, nay vẫn giữ nguyên
tên.