Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021
CÂU CHUYỆN NHỎ VÀ BÀI HỌC LỚN
Việt Đức
Vào
một buổi sáng của năm 196... nào đó, Bác Hồ đi từ ngôi nhà sàn của Người sang
Phủ Thủ tướng tìm đồng chí Phạm Văn Đồng để trao đổi về một vấn đề quan trọng...
Trong
một bài hồi tưởng về cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, đồng chí Việt Phương kể lại một
câu chuyện sau đây:
Vào
một buổi sáng của năm 196... nào đó, Bác Hồ đi từ ngôi nhà sàn của Người sang
Phủ Thủ tướng tìm đồng chí Phạm Văn Đồng để trao đổi về một vấn đề quan trọng.
Lúc đó, đồng chí Phạm Văn Đồng đang làm việc tại Văn phòng, tuy cũng nằm trong
khu Phủ Chủ tịch nhưng cách xa Phủ Thủ tướng tới vài trăm mét. Một đồng chí bảo
vệ vội vã đạp xe ra báo với Thủ tướng. Vội quá, Thủ tướng dùng ngay chiếc xe đạp
của đồng chí bảo vệ phóng về gặp Bác. Đồng chí bảo vệ không thể để Thủ tướng rời
xa mình, mà lại không có thời gian tìm chiếc xe đạp khác, nên anh đành lập tức
chạy bộ theo sau Thủ tướng. Bác Hồ đứng sẵn ở sân chờ đồng chí Phạm Văn Đồng.
Khi Thủ tướng vừa xuống xe, chưa kịp chào hỏi gì, Bác đã nói ngay:
- Sao chú không đèo chú bảo vệ đằng sau xe để
cùng về, lại để chú ấy chạy bộ?
Thủ
tướng Phạm Văn Đồng lúc đó như chợt nhận ra, vội đáp:
-
Xin lỗi Bác.
Đáp
vậy, nhưng sau đó đồng chí Phạm Văn Đồng đã suy nghĩ rất kỹ về lời nhắc nhở nhẹ
nhàng mà nghiêm khắc của Bác Hồ. Sáng hôm sau, trong lúc làm việc với một số đồng
chí cấp dưới, ông kể lại câu chuyện trên cho mọi người cùng nghe, rồi nói:
- Tôi
đã nghĩ về lời của Bác. Lòng nhân ái, thương yêu và kính trọng con người, phải
chân thực từ trong tâm của ta, rồi tự nhiên bật ra thành thái độ và hành động,
chẳng phải suy nghĩ gì, như là từ bản năng.
Câu chuyện trên đây gợi cho chúng ta một số bài học
lớn, có ý nghĩa sâu sắc.
Thứ nhất, ngay cả những nhà lãnh đạo cao cấp nhất cũng luôn luôn cần trau dồi đạo
đức, bồi bổ nhân cách và rèn luyện phong cách ứng xử sao cho thực sự nhân ái, xứng
tầm. Ai cũng biết Thủ tướng Phạm Văn đồng là một trong những nhà lãnh đạo lỗi lạc
của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta. Ông không những được nhân dân ta rất kính trọng,
yêu mến mà còn được cộng đồng thế giới thừa nhận như một nhà lãnh đạo thông tuệ,
hào hoa, lịch thiệp, giỏi giang bậc nhất. Thế mà, tuy ông đã làm tới chức Thủ
tướng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn không ngần ngại nhắc nhở, phê bình để
giúp đồng chí Phạm Văn Đồng ứng xử cho đúng, tu tâm, dưỡng tính cho thuần hậu,
nhân ái, sao cho trở thành “bản năng” của nhà lãnh đạo.
Ở đây
ta thấy nét rất đẹp của Bác Hồ trong vai trò của người Thầy, và Thủ tướng Phạm
Văn Đồng với tư cách người học trò. Thầy không ngần ngại chỉnh sửa, chỉ bảo học
trò theo một cách vừa nhân hậu, nhẹ nhàng, nhưng cũng đủ nghiêm khắc để trò nhận
thức được điều Thầy cần chỉ bảo. Về phía mình, học trò là người thực sự cầu thị,
thành thực, nghiêm túc tiếp thu sự chỉ bảo của Thầy, suy ngẫm kỹ càng, không hời
hợt qua loa mà ghi tâm, khắc cốt, qua đó mà hoàn thiện nhân cách của mình.
Ngày
xửa, ngày xưa, Đức Phật Tổ và Đức Khổng Tử cũng dùng phương pháp này để rèn dạy,
trao truyền tâm ấn cho học trò. Ngày nay thiết tưởng vẫn cần, rất cần những sự
chỉ dẫn - học hỏi như vậy, nhất là đối với các bậc, các cấp lãnh đạo, nếu như họ
không muốn trở thành những người “vác mặt quan cách mạng” - như Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng cảnh báo.
Thứ hai, là bài học về lòng nhân ái. Bài học này Thủ tướng Phạm Văn Đồng suy ngẫm
và rút ra từ câu chuyện nói trên. Theo Thủ tướng thì lòng nhân ái, thương yêu
và kính trọng con người không phải là cái gì có thể nguỵ tạo theo kiểu “giả
nhân giả nghĩa” để mị dân, mà phải chân thực từ trong tâm của ta, rồi tự nhiên
bật ra thành thái độ và hành động, chẳng phải suy nghĩ gì, như là từ bản năng.
Đây là một nhận thức rất sâu sắc về đạo đức cách mạng. Lòng nhân ái phải thực sự
trở thành cái cốt lõi, thành điểm tựa cho nhân cách của một nhà lãnh đạo chân
chính. Chỉ khi đó tình thương yêu và kính trọng con người mới phát từ trong tâm
mà ra, hoà quyện vào trong ứng xử hàng ngày của nhà lãnh đạo một cách hết sức tự
nhiên, như một bản năng vậy. Như vậy thì lòng nhân ái không thể là cái gì có thể
“chế tác”, ngụy tạo một cách giản đơn và chỉ có lòng nhân ái chân thực mới tạo
nên uy tín, tạo nên sức thu hút quần chúng và nâng cao tầm của nhà lãnh đạo.
Ngược lại, nhà lãnh đạo phải đạt tới tầm nào đó rồi mới hiểu thấu đáo được cội
rễ của lòng nhân ái, mới biết yêu thương và kính trọng con người như một bản
năng.
Thứ ba, là bài học về mối quan hệ giữa lãnh tụ với nhân dân. Đây chính là điều
mà Bác Hồ đã quán triệt cho các học trò của Người ngay từ những ngày đầu của sự
nghiệp Dựng Đảng - Cứu Quốc, rằng “công nông là gốc kách mệnh”. Đặc biệt là từ
sau khi Đảng ta trở thành một “đảng cầm quyền” thì Người càng đặc biệt chú trọng
đến việc giáo dục cho cán bộ, đảng viên, trí thức ý thức gần dân, thực sự
thương yêu và kính trọng nhân dân. Ngay trong tháng đầu tiên của chính quyền
cách mạng Hồ Chí Minh đã nhận thấy cán bộ các cấp phạm vào một loạt các sai phạm
như: trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Vì vậy, ngày 17
tháng 10 năm 1945 Người đã viết Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, huyện và làng
yêu cầu cán bộ ta khẩn trương, nghiêm túc rút kinh nghiệm, gột rửa những sai phạm
nói trên. Hai năm sau, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang trải qua giai
đoạn rất khốc liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian biên soạn cuốn sách
“Sửa đổi lối làm việc” để nghiêm khắc vạch ra những sai phạm trong đạo đức và
phong cách lãnh đạo, làm việc của cán bộ các cấp, đồng thời chỉ ra những phương
hướng và biện pháp cụ thể để khắc phục. Người cho rằng đạo đức của một người
cán bộ, đảng viên phải gồm đủ cả Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm; rằng “sự
lãnh đạo trong mọi công tác thiết thực của Đảng, ắt phải từ trong quần chúng
ra, trở lại nơi quần chúng”, nhưng “tuyệt đối không theo đuôi quần chúng”.
Có thể nói tác phẩm trên đây là những chỉ dẫn sâu sắc
và mẫu mực của Hồ Chí Minh về đạo đức và phong cách lãnh đạo, ngày nay vẫn còn
nguyên giá trị.
CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VAI TRÒ CỦA TÔN GIÁO VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Hoàng Thị Lan
Kế thừa tư
tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin và đặc điểm, tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Đảng ta đã nhìn nhận
vấn đề tôn giáo với tư duy mới và nhờ đó đã đưa lại những cách làm mới trong
việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam.
Thứ Ba, 2 tháng 2, 2021
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930 - 3/2/2018)
Nguyễn Thị Thu Thảo
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930 là sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại, là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, là sự kiện đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta.
Thứ Hai, 1 tháng 2, 2021
Học thuyết giá trị thặng dư của Marx và sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Nguyễn Huyền Trang, Đại úy Vũ Trọng Đại
Tóm tắt: Học thuyết
giá trị thặng dư của C. Mác ra đời trên cơ sở nghiên cứu phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa. Học thuyết đó đã vạch trần thực chất bóc lột tư bản chủ nghĩa
cội nguồn đối lập kinh tế giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, vũ trang cho
giai cấp vô sản lý luận cách mạng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
tư bản. Song, ý nghĩa thực tiễn của học thuyết giá trị thặng dư không dừng ở
đó. Ngày nay, từ quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội, học thuyết này còn có ý
nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc vận dụng học
thuyết giá trị thặng dư là một yêu cầu quan trọng và cần thiết, có nhiều nội
dung cần được nghiên cứu, vận dụng để đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực
tiễn ở Việt Nam.
CÁC MÁC, TRIẾT HỌC MÁC VÀ THỜI ĐẠI NGÀY NAY
Đặng
Hữu Toàn
Trong bài viết này, sau khi
trình bày một cách ngắn gọn về cuộc đời hoạt động cách mạng và sự nghiệp sáng
tạo lý luận của C.Mác, về học thuyết Mác và vận mệnh lịch sử của nó, bản chất
cách mạng và tính khoa học của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói
riêng, tác giả đã tập trung luận giải: 1. Phép biện chứng duy vật với tư cách
một khoa học, linh hồn sống của triết học Mác; 2. Quan niệm duy vật về lịch sử
với tư cách phát kiến vĩ đại của tư tưởng khoa học mà nội dung cốt lõi của nó
là học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội; 3. Học thuyết Mác về con người và
giải phóng con người, giải phóng nhân loại với tư cách mục đích cuối cùng, tối
cao của triết học Mác. Phần cuối cùng của bài viết, tác giả nói về ý nghĩa thời
đại, sức sống trường tồn của triết học Mác và vai trò kim chỉ nam, giá trị định
hướng của nó đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam.