Thứ Hai, 2 tháng 10, 2023

NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI

 Khoa Lý luận chính trị - Đại học Duy Tân

Xét về mặt lịch sử CNTB được hình thành từ thế kỷ 15, 16 được đánh dấu bằng cuộc cách mạng tư sản Anh và đến thế kỷ XVII, XVIII thì khẳng định rõ vai trò của  phương thức sản xuất TBCN. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX thế giới nổ ra cuộc cách mạng kỹ thuật lần lần thứ nhất, lao động chân tay được thay thế bằng máy móc. Vì vậy, năng suất lao động tăng cao, làm cho LLSX phát triển nhanh chóng trong khi  quan hệ sản xuất vẫn dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về  tư liệu sản xuất. Do đó, mâu thuẫn trong phương thức sản xuất TBCN có dấu hiệu bùng nổ mạnh mẽ. Vì vậy, bắt buộc CNTB phải có sự thay đổi trong quan hệ sản xuất sao cho phù hợp với lực lượng sản xuất. Do đó, CNTB chuyển từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn mới – CNTB độc quyền.

Trong giai đoạn độc quyền, CNTB có những biểu hiện mới như: độc quyền, độc quyền nhà nước, độc quyền xuyên quốc gia. Vì vậy người ta gọi chung giai đoạn mới này là CNTB độc quyền hay CNTB hiện đại để phân biệt với giai đoạn tự do cạnh tranh.

Những biểu hiện mới của CNTB hiện đại

- Về tư bản tài chính: Do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KHKT, trong nền KT TBCN đã xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới, đặc biệt là các ngành thuộc “phần mềm” như dịch vụ, bảo hiểm… ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Thích ứng với sự biến đổi, hình thức thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính đã thay đổi. Sự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và xâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp - TB tài chính mở rộng thị trường chứng khoán và tham gia vào việc đẩy mạnh hoạt động trong các sở giao dịch trên thị trường trong và ngoài nước. Vai trò kinh tế và chính trị của TB tài chính ngày càng tăng không chỉ trong khuôn khổ quốc gia mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến các nước khác trên thế giới.

Ngoài ra, để vươn ra địa bàn thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia, thực hiện việc điều tiết các Consơn và Côngơlômêrết, xâm nhập vào nền KT của các quốc gia khác. Sự ra đời của các trung tâm tài chính của thế giới như: Nhật Bản, Mỹ, Đức, Hồng Kông, Xingapo… là kết quả hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế. Dù biển hiện dưới hình thức nào, cơ chế thống trị có sự thay đổi ra sao, thì bản chất của TB tài chính cũng không thay đổi.

-  Xuất khẩu tư bản : trước kia dòng tư bản xuất khẩu chủ yếu từ các nước tư bản phát triển sang các nước kém phát triển (chiếm tỷ trọng trên 70%) thì những thập kỷ gần đây, đại bộ phận dòng đầu tư chảy qua lại giữa các nước tư bản phát triển với nhau. Tỷ trọng xuất khẩu giữa 3 trung tâm TBCN tăng nhanh, đặc biệt dòng chảy theo hướng từ Nhật Bản vào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang Mỹ làm cho hướng xuất khẩu TB vào các nước đang phát triển giảm mạnh

Nguyên nhân của sự chuyển hướng đầu tư như vậy là do:

Cuộc cách mạng công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt trong sự phát triển LLSX. Đầu những năm 80 của Tkỷ 20 những ngành mũi nhọn ra đời: công nghệ sinh học, chế tạo vật liệu mới, bán dẫn, vi điện tử, vũ trụ…tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn vì thời gian đầu tạo ra Psiêu ngạch lớn.

+ Các nước TB phát triển đã diễn ra sự biến đổi cơ cấu các ngành SX. Phát triển các ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao và hàm lượng vốn lớn.

+ Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước TB phát triển vì ở các nước đang phát triển không có kết cấu hạ tầng phù hợp, tình hình chính trị kém ổn định, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao hơn trước…

Ngoài ra, các hình thức xuất khẩu tư bản cũng rất đa dạng, có sự đan xen giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa tăng lên. Sự xuất hiện xuất khẩu TB với các hợp đồng buôn bán hàng hóa dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên.

Xuất khẩu tư bản luôn thể hiện kết quả hai mặt. Một mặt, nó làm cho quan hệ TBCN được phát triển và mở rộng ra rên địa bàn quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phân công lao động và quốc tế hoá đời sống kinh tế của nhiều nước, là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho quá trình CNH ở các nước nhập khẩu TB phát triển nhanh chóng. Nhưng mặt khác, xuất khẩu tư bản cũng để lại cho các quốc gia nhập khẩu TB những hậu quả nặng nề như: nền KT phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần chồng chất, do bị bóc lột quá nặng nề… Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu TB, nhiều nước đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình CNH ở nước mình. Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả.

 Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển của nó, một mặt đã thúc đẩy lực lượng  sản xuất  phát  triển  rất  mạnh  mẽ,  tạo  ra  cơ  sở  vật  chất  –  kỹ thuật  của nền sản  xuất  lớn  hiện  đại;  mặt  khác  làm  cho  mâu  thuẫn  cơ  bản  của  nó  –  mâu  thuẫn giữa  tính  chất  xã  hội  hóa  ngày  càng  cao  của  lực  lượng  sản  xuất  với  tính  chất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất thêm gay gắt. 

Ngày  nay,  chủ  nghĩa  tư  bản  hiện  đại  đang  nắm  ưu  thế  về  vốn,  khoa  học, công  nghệ,  thị  trường,  đang  có  khả  năng  thích  nghi  và  phát  triển  trong  chừng mực nhất định; chủ nghĩa tư bản cũng đã buộc phải thực hiện một số điều chỉnh giới hạn về quan hệ sản xuất, trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, song không thể khắc phục nổi những mâu thuẫn vốn có của nó, không thể vượt quá giới hạn lịch sử của nó. 

Nguồn: http://kmacle.duytan.edu.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét