Thứ Hai, 5 tháng 6, 2023
Thứ Năm, 1 tháng 6, 2023
Lãnh đạo minh triết
Lãnh đạo minh triết / John Mackey, Steve Mclntosh, Carter phipps; Mai Chí Trung dịch. - Tp. Hồ Chí Minh : Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2023. - 324 tr.; 23 cm.
Cuốn sách Lãnh Đạo Minh Triết tái khẳng định triết lý kinh doanh của Mackey. Ông là minh chứng sống cho một nhà lãnh đạo có thể góp phần kiến tạo một xu hướng kinh doanh và phong cách lãnh đạo vừa tạo ra giá trị cho doanh nghiệp, vừa mang lại tác động tích cực lên môi trường và xã hội.
1. Lãnh đạo 2. Minh triết
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn: Sách chuyên khảo / Lê Văn Cường, Nguyễn Mậu Tuân: - H. : Lý luận chính trị, 2022. - 252 tr ; 21 cm.
Trình bày chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng hiện nay; một số quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng từ sau Đại hội lần thứ XIII của Đảng
1. Công tác kiểm tra 2. Giám sát 3. Kỷ luật Đảng
Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay / Đinh Ngọc Quý (ch.b), Bùi Đình Phong, Đỗ Xuân Tuất, Nguyễn Hữu Lập,… - H. : Lý luận chính trị, 2022. - 248 tr. ; 21 cm.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh
Chương 2: Thực trạng phong cách lãnh đạo của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý hiện nay theo phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh
Chương 3: Xây dựng phong cách lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo hiện nay theo phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh
1. Phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh 2. Sự vận dụng 3. Sự nghiệp đổi mới 4. Hiện nay
Xây dựng mô hình tổ chức đảng ở cơ quan chính quyền địa phương của Việt Nam hiện nay
Xây dựng mô hình tổ chức đảng ở cơ quan chính quyền địa phương của Việt Nam hiện nay: Sách chuyên khảo / Đinh Ngọc Giang, Lê Thị Minh Hà, Hà Văn Luyến (đồng ch.b), Trần Khắc Việt, Ngô Huy Tiếp, Lâm Quốc Tuấn,… - H. : Lý luận chính trị, 2022. - 216 tr. ; 21 cm.
Nội dung cuốn sách gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình tổ chức Đảng ở cơ quan chính quyền địa phương của Việt Nam
Chương 2: Mô hình và xây dựng mô hình tổ chức đảng ở cơ quan chính quyền địa phương của Việt Nam: Thực trạng, nguyên nhân, vấn đề đặt ra
Chương 3: Đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp xây dựng mô hình tổ chức đảng ở cơ quan chính quyền địa phương của Việt Nam đáp cứng yêu cầu mới
1. Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Xây dựng mô hình 3. Chính quyền địa phương 4. Việt Nam hiện nay 5. Sách chuyên khảo
50 năm Hiệp định Paris - Mốc son lịch sử
50 năm Hiệp định Paris - Mốc son lịch sử / Trần Đức Cường, Phạm Minh Tuấn (ch.b), Nguyễn Thị Bình, Vũ Khoan, Nguyễn Văn Nhật,… - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 383 tr. ; 24 cm.
Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:
Phần thứ nhất: Hiệp định Paris - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trình bày quá trình phát triển của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, song hành với đó là những bước đi của Việt Nam tiến đến Hội nghị Paris với điểm nhấn nổi bật là việc ký kết Hiệp định thông qua việc lựa chọn và giới thiệu các tư liệu ảnh tiêu biểu từ Thông tấn xã Việt Nam, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh,...
Phần thứ hai: Những bài học lớn từ Hiệp định Paris, giới thiệu một số bài trả lời phỏng vấn, bài viết tiêu biểu của các nhân chứng lịch sử, nhà khoa học đánh giá về nội dung, giá trị và ý nghĩa của Hội Nhị Paris và Hiệp định Paris đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đồng thời, nhiều bài học sâu sắc được rút ra từ quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định đến nay vẫn còn nguyên giá trị, đã tiếp sức cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hôm nay thêm vững tin bước vào giai đoạn phát triển mới với những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức đan xen
1. Lịch sử 2. Việt Nam 3. 50 năm 4. Hiệp định Paris
CỤC DIỆN CHÍNH TRỊ - QUÂN SỰ THẾ GIỚI NĂM 2017
Ngô Quyền
Sau một năm nhìn lại, bên cạnh gam màu sáng, cục diện chính trị - quân sự thế giới tiếp tục có những diễn biến phức tạp và khó dự đoán. Các nước lớn tiến hành điều chỉnh và cạnh tranh chiến lược gay gắt; trong đó, nước Mỹ đang đứng trước sự lựa chọn có tính bước ngoặt, tác động nhiều chiều đến tình hình quốc tế.
Sự lựa
chọn của nước Mỹ
Theo giới phân tích quốc tế, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm
2016 không chỉ đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa, mà còn là
sự lựa chọn giữa hai con đường phát triển khác nhau của nước Mỹ. Năm 2017 là năm
đầu tiên Tổng thống Mỹ Đô-nan Trăm dần hiện thực hóa các cam kết tranh cử:
lựa chọn con đường chủ nghĩa tư bản công nghiệp và trật tự thế giới đa cực.
Với khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết”, Tổng thống Đô-nan Trăm đã đưa ra nhiều quyết định “gây sốc” đối với chính giới Mỹ và cộng đồng quốc tế. Đó là quyết định rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, ngày 23-01-2017; tuyên bố rút khỏi Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu năm 2015; đe dọa xem xét lại Thỏa thuận về Chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran giữa I-ran và Nhóm P5+1. Đây là những động thái đầy toan tính của Mỹ, tác động không nhỏ tới toàn bộ cục diện chính trị - quân sự trên từng khu vực và toàn thế giới. Với việc từ bỏ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Tổng thống Đô-nan Trăm đã đặt dấu chấm hết cho chiến lược “tái cân bằng” ở châu Á - Thái Bình Dương của người tiền nhiệm. Đối với Hiệp định Pa-ri về biến đổi khí hậu, sự đoạn tuyệt của Mỹ đã khiến cộng đồng quốc tế, trong đó có cả các đồng minh thân cận của Mỹ lên tiếng phản đối. Không những thế, ngày 02-11-2017, đại diện của Mỹ tại Liên hợp quốc tiếp tục bỏ phiếu chống lại Nghị quyết lên án cấm vận Cu-ba do Đại hội đồng Liên hợp quốc đề xuất, trong khi có tới 191/193 nước bỏ phiếu thuận. Các nhà quan sát cho rằng, những quyết định trên của Oa-sinh-tơn càng khiến Mỹ bị cô lập với thế giới và sẽ kéo theo những hậu quả tiêu cực đối với hòa bình, an ninh và hợp tác quốc tế.
Quan hệ giữa các nước lớn - sự đan xen giữa cạnh tranh và thỏa hiệp, rất khó đoán định
Những quan điểm cơ bản thể hiện tư duy mới của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Đại tá, TS. Lê Hồng Điệp
TCCSĐT -
Nghiên cứu tư duy mới của Đảng ta về những quan điểm cơ bản về bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa chính là việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện và hoàn cảnh mới nhằm:
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tăng cường tổng kết
thực tiễn, nghiên cứu lý luận, dự báo chính xác và kịp thời, xử lý hiệu quả các
vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn, giải quyết tốt các mối quan hệ phản ánh
quy luật đổi mới và phát triển ở nước ta, tất cả vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Kể từ Đại
hội đại biểu Đảng toàn quốc
lần thứ VI, tư duy mới của Đảng
ta về bảo vệ Tổ quốc đã hình thành và được phát triển qua các
kỳ đại hội sau này, tập trung vào các vấn đề cơ bản là: Độc lập
dân tộc; Chủ quyền quốc gia; Bảo vệ Tổ quốc gắn với bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa; Đẩy
mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa
- hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, củng cố quốc phòng - an ninh gắn với xây dựng lực lượng vũ trang theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Kế thừa tư duy mới về quan điểm xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh của các kỳ Đại hội trước và yêu cầu của thực tiễn đặt ra, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng”.
Đây là một trong những nội dung rất
quan trọng trong Báo cáo chính trị của Đảng tại Đại hội. Sự nghiệp đổi mới đất
nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong 30 năm qua (1986-2016) đã đạt được
những thành tựu rất to lớn. Theo đó, nền kinh tế vượt qua được nhiều khó khăn,
thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm
phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý… An sinh xã
hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được cải thiện; chính trị xã hội ổn định;
quốc phòng, an ninh được tăng cường. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp
tục được nâng cao, chúng ta đang vững bước trên con đường đổi mới!
Quan điểm cơ bản thể hiện sự phát triển tư duy lý luận, nhận thức thực tiễn của Đảng ta về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới là: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.