Thứ Hai, 3 tháng 4, 2023

THỂ CHẾ HÓA MỐI QUAN HỆ “ĐẢNG LÃNH ĐẠO, NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, NHÂN DÂN LÀM CHỦ

 

Nguyễn Bá Dương

QĐND - Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là phương thức vận hành của hệ thống chính trị ở nước ta. Lần đầu tiên, tại Đại hội VI (1986), Đảng ta khẳng định: "Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội".

Kể từ đó đến nay, sự vận hành của cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ ngày càng được cụ thể hóa và hoạt động hiệu quả, thể hiện rõ tính ưu việt mối quan hệ Đảng-Nhà nước-Nhân dân trong chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam. Kế thừa kinh nghiệm và kết quả 30 năm thực hiện đường lối đổi mới; trước yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Văn kiện và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng khẳng định: Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, nhất là nội dung “nhân dân làm chủ” và phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát"; coi đó là một trong những phương thức hữu hiệu để đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng vào cuộc sống.

Trước hết, về Đảng lãnh đạo: Nhất quán với quan điểm, chủ trương, đường lối mà Đảng ta đã nêu ra qua các kỳ đại hội, tại Đại hội XII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Đảng lãnh đạo là yếu tố tiên quyết bảo đảm sự vận hành của cơ chế, làm cho cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ đạt hiệu quả, thực sự đi vào cuộc sống. Sự khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, xã hội và cách mạng Việt Nam là vấn đề có tính nguyên tắc. Đây là quy luật khách quan, không tự nhiên mà có và không phải cứ tự nhận mà được. Bởi lẽ, sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam đã được nhân dân thừa nhận từ sự kiểm nghiệm của thực tiễn lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đem lại hòa bình, độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Ảnh minh họa / qdnd.vn 

Để Đảng ta hoàn thành sứ mệnh lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đáp ứng sự kỳ vọng, mong muốn của nhân dân, Đảng phải “đoàn kết, đổi mới, dân chủ, trí tuệ, kỷ cương”, có đường lối lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt; có biện pháp nhân lên sức mạnh nội sinh, phát huy cao nhất sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và thời đại; tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân làm chủ xã hội và phát huy tốt vai trò quản lý của Nhà nước ngay từng địa phương, cơ sở. Cùng với đó, Đảng phải đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống nguy cơ thoái hóa, biến chất, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chủ động, tích cực đấu tranh phòng, chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Không để đất nước bị động, bất ngờ. Điều đó chỉ có thể thực hiện tốt khi cơ chế vận hành: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ được tiếp tục phát huy cao nhất; trong đó, Đảng phải thật sự là nhân tố lãnh đạo có trí tuệ, là đạo đức, là văn minh. Đại hội XII của Đảng nêu rõ nhiệm vụ và giải pháp trên 15 vấn đề lớn, trong đó “đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” được xác định là: “Tiếp tục cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng những quy chế, quy định, quy trình cụ thể. Quy định rõ hơn Đảng phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân về những quyết định của mình”.

Thứ hai, về Nhà nước quản lý: Đây là yếu tố quyết định trực tiếp sự thành công, tính hiệu quả trong vận hành cơ chế. Đại hội XII chỉ rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam; một mặt, Đảng đề cao vị trí, vai trò tối thượng của Hiến pháp, pháp luật đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Mặt khác, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội thông qua cương lĩnh, chủ trương, đường lối của Đảng, bởi nó được thể chế hóa qua hoạt động của Nhà nước; đặc biệt là thông qua công tác tổ chức cán bộ, Đảng thống nhất lãnh đạo, quản lý công tác này của cả hệ thống chính trị, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và làm cho bộ máy Nhà nước hoạt động có hiệu quả nhất. Điều đó là hoàn toàn phù hợp với điều kiện nước ta, được khẳng định trong Điều lệ Đảng và hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Bởi lẽ, Đảng ta là đảng cầm quyền, là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị. Khâu then chốt có ý nghĩa quyết định làm cho cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ vận hành thông suốt, có hiệu quả là Đảng phải thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị tư tưởng, tổ chức và đạo đức, gắn bó máu thịt với nhân dân vì nhân dân là yếu tố trung tâm của mọi quyền lực, là cội nguồn sức mạnh, bí quyết của mọi thành công. Vì vậy, mọi biểu hiện xa dân, coi thường dân, ức hiếp dân, gây phiền phức cho dân... đều làm cho Đảng tự suy yếu, lỏng lẻo, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ bị phá vỡ. 

Chúng ta ý thức sâu sắc rằng, Nhà nước mạnh thì Đảng cầm quyền mới mạnh; Nhà nước vững mạnh thì quyền làm chủ của nhân dân mới được bảo đảm và phát huy cao nhất. Nhà nước và hoạt động của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở ngày càng nhận được sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân thì hiệu quả hoạt động của Nhà nước ngày càng cao, xã hội càng dân chủ; mục tiêu, lý tưởng của Đảng mới được thực hiện. Vì vậy, để tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định: “Thực hiện thí điểm dân trực tiếp bầu một số chức danh ở cơ sở và ở cấp huyện”. Đây là một trong những giải pháp nhằm thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân ngay từ địa phương.

Thứ ba, về nhân dân làm chủ: Đây là yếu tố trung tâm của cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tầm quan trọng đặc biệt của yếu tố này biểu hiện ở chỗ: Quyền lực của Đảng và Nhà nước đều từ quyền lực của nhân dân. Trong lịch sử Việt Nam, ông cha ta luôn đề cao và đặt lên hàng đầu vai trò của nhân dân trong cấu tạo quyền lực nhà nước và quyền lực xã hội. Đảng ta ra đời, tồn tại, phát triển không vì mục đích tự thân mà vì hạnh phúc của nhân dân. Điều này được thể hiện nhất quán hơn 86 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam, từ quan điểm lý luận đến thực tiễn cuộc sống. Vì vậy, Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc. Mục đích duy nhất của Đảng ta là đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh, đồng bào được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc. Nhờ vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn phát huy được sức mạnh của nhân dân để tiến hành đấu tranh giành và giữ vững độc lập, tự do và tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, trong thực tế, có lúc, có nơi vai trò làm chủ của nhân dân vẫn còn mờ nhạt. Ở một số nơi, quyền làm chủ của nhân dân vẫn bị vi phạm... Văn kiện Đại hội XII chỉ rõ: “Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy đầy đủ, có lúc, có nơi chưa phát huy được vai trò, sức mạnh của nhân dân” và “Quyền làm chủ của nhân dân ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực còn bị vi phạm. Có lúc, có nơi, việc thực hiện dân chủ còn hạn chế, hoặc mang tính hình thức”. Đây chính là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta cần phải nghiên cứu, giải quyết, nhằm phát huy tốt hơn nữa vai trò làm chủ của nhân dân trong thời kỳ mới.

Một quyết định đúng


 Nguồn: Tạp chí Xây dựng Đảng. - 2015. - Số 12. - Tr. 56

Thiết kế tổ chức

Thiết kế tổ chức / Richard M.Burton, Borge Obel Dorthe Dojbak Hakonsson; Mai Chí Trung dịch. - Tp. Hồ Chí Minh : Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2022. - 428 tr. ; 23 cm.

Nội dung cuốn sách trình bày đầy đủ về các khía cạnh chính của thiết kế tổ chức, bao gồm mục tiêu, chiến lược, quy trình, con người, sự phối hợp, kiểm soát và đãi ngộ. Đi theo mô hình kim cương (diamond model) mới mẻ và đã được kiểm chứng toàn diện trong thực tiễn, cuốn sách dẫn dắt bạn đọc qua một hệ phương pháp tích hợp dành cho việc đánh giá và hoạch định tổ chức. Nó bao gồm một chương mới về dự án quản lý sự thay đổi trong tổ chức ở một cấp độ thiết thực, những nghiên cứu tình huống mới, thảo luận mở rộng về các hình thái tổ chức mới, thiết kế kiến trúc và các hệ thống kiến thức và các bước thiết thực cho việc tiến hành triển khai và thay đổi

1. Thiết kế              2. Tổ chức                 3. Hành chính

 

Giáo trình tài chính học


 Giáo trình tài chính học / Mai Thanh Quế, Lê Thị Diệu Huyền (đồng ch.b); Trịnh Chi Mai, Lê Thị Minh Ngọc, Mai Thị Thương Huyền,…. - H. : Lao động, 2022. - 440 tr. ; 21 cm.

Nội dung giáo trình nhằm mục tiêu hệ thống hóa những kiến thức tổng quan, cơ bản về tài chính, hệ thống tài chính, các kênh dẫn vốn, hoạt động tài chính của các chủ thể trong nền kinh tế. Các vấn đề lý thuyết được diễn giải logic và các tình huống diễn ra trong thực tế được minh họa sâu sắc trong giáo trình. 

Giáo trình được kết cấu thành 7 chương:

Chương 1: Tài chính và hệ thống tài chính

Chương 2: Hệ thống tài chính

Chương 3: Định chế tài chính trung gian

Chương 4: Tài chính công

Chương 5: Tài chính doanh nghiệp

Chương 6: Tài chính hộ gia đình

Chương 7: Dòng tài chính quốc tế

1. Giáo trình                    2. Tài chính học 

"Điện Biên phủ trên không" - chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam


 "Điện Biên phủ trên không" - chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam / Lưu Trọng Lân. - Tp. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2022. - 287 tr. ; 21 cm.

Tập sách bổ sung khá nhiều nội dung bổ ích cho những bài viết và cho những quyển sách đã xuất bản về chiến thắng của trận đánh đất đối không lịch sử Điện Biên phủ trên không. Với cách trình bày theo lối vấn đáp, tác giả đã tập trung bám sát vào những vấn đề mà người đọc trong và ngoài quân đội quan tâm, do đó tập sách khá sinh động và hấp dẫn đối với độc giả

1. Điện Biên phủ trên không              2. Lịch sử                3. Việt Nam 

Kiểm soát quyền lực của cán bộ, đảng viên để xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền

 


Những thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong quá trình lãnh đạo tìm tòi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước


 Những thành tựu to lớn và kinh nghiệm lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong quá trình lãnh đạo tìm tòi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước / Hội đồng Lý luận Trung ương. - H. : Chính trị Quốc gia, 2022. - 204 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách tập hợp 12 bài tham luận tại Hội thảo. Nôi dung cuốn sách đã nêu bật ý nghĩa quan trọng của việc tăng cường trao đổi lý luận giữa hai Đảng trong tình hình mới, là dịp để hai bên cùng tổng kết và chia sẻ những thành tựu về lý luận và thực tiễn, cũng như kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo tìm tòi xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước; góp phần tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững và ngày càng tốt đẹp hơn.

1. Đảng Cộng Sản Việt Nam                   2.  Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Những trận chiến thay đổi lịch sử

 

Những trận chiến thay đổi lịch sử / Nguyễn Minh dịch. - H. : Dân trí, 2021. - 256 tr. ; 30 cm.
Cuốn sách đưa người đọc vào một cuộc hành trình qua các chiến trường, trải dài từ thời cổ đại đến Nội chiến Hoa Kỳ, Thế chiến I, Thế chiến II, Chiến tranh lạnh và rất nhiều các trận chiến trứ danh khác. Các bản đồ, tranh vẽ và hình ảnh sẽ hé lộ những câu chuyện đằng sau hơn 90 trận chiến quan trọng nhất từng diễn ra trong lịch sử nhân loại, đồng thời cho thấy cách mà các quyết định định mệnh đã dẫn đến những chiến thắng hiển hách và thất bại tan nát ra sao
1. Trận chiến                         2.Thay đổi lịch sử 



BÊN THỨ BA VÀ CỤC DIỆN QUỐC TẾ THỜI TRUMP

 Đinh Nguyễn

 

Năm nào thế giới cũng có những điều bất ngờ. Riêng 2016, các bất ngờ ấy thật đặc biệt. Ít ai dự đoán được kết quả bầu cử ở Mỹ, rồi phán quyết từ Tòa trọng tài thường trực (PCA) đối với Trung Quốc và kế tiếp là xu thế tái cấu trúc EU, ở cấp độ hệ thống cũng như từng thành tố. Nhưng bất ngờ bao trùm nhất, vẫn là sự lên ngôi của chiêu bài dân túy và sự trỗi dậy của khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa từ mọi góc bể chân trời. Dự báo của nhiều Viện Chiến lược trên thế giới đều cho thấy tương lai 2017 không phải màu hồng.

Khi số Tết dương lịch lên khuôn thì Tổng thống tân cử Donald Trump vẫn chưa làm lễ nhậm chức. Tuy vậy, hầu hết “các tuyển thủ” chủ chốt trong “đội bóng” của Tổng thống đắc cử đã được an bài. Nước Mỹ không chủ nghĩa lịch, nhưng nhìn vào nguồn gốc của dàn lãnh đạo mới ông Trump vừa bổ nhiệm (trong đó nhiều ghế còn phải chờ Quốc hội chấp thuận), chúng  ta  có  thể  dự  cảm  được  đôi điều. Trước hết những bất an trong các mối liên hệ quyết định nhất đối với thế kỷ 21, đó là bang giao Mỹ-Trung-Nga. Thứ hai là quá trình tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương sẽ được tiếp cận theo cách khác trước đây. Thứ ba là những co cụm tức thì của các nước trước cục diện bấp bênh cả về kinh tế, chính trị lẫn an ninh trên toàn cầu. Hãy lần lượt nhìn lại chuyện “bếp núc” của thế giới, để hướng tới một năm mới dù ở đó vẫn còn nhiều dự báo “ớn lạnh”.

Mỹ-Trung-Nga biến động

 Quan hệ giữa “ba ông lớn” thời gian qua nhiều biến động, nhưng giới phân tích cho rằng những căng thẳng hiện tại không thể đẩy quan hệ tay ba bên Mỹ - Nga

-Trung tới xung đột theo kiểu Chiến tranh Lạnh, bởi đây là tam giác bất đối xứng. Theo nhận định của giáo sư Luo Yingjie tại Đại học Quan hệ Quốc tế (Bắc   Kinh), ông Trump sẽ phải đối phó với nhiều thách thức khi muốn đưa Mỹ xích lại gần Nga hơn. “Mối quan hệ Nga - Mỹ đang mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh tới nay sẽ cần thời gian mới hồi phục. Kể từ khủng hoảng Ukraine năm 2014, Mỹ cùng các nước phương Tây khác đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga. Xung đột giữa Nga và Mỹ còn là “xung đột cấu trúc” giữa Moscow và Washington sẽ rất khó được dàn xếp ổn thỏa. Trong một thời gian dài, “kiềm chế Nga” là một trong những chính sách đối ngoại chủ đạo của Mỹ. Theo giáo sư Yingjie, Mỹ đã cố gắng lấn át Nga để giành vị thế siêu cường bằng mọi giá. thế, “ngay cả một Tổng thống Mỹ dành sự yêu thích đặc biệt đối với Nga cũng không thể dễ dàng giải quyết căng thẳng giữa hai nước”, học giả này nói.

Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc mới đây nhận định, sự cải thiện trong quan hệ Nga - Mỹ không gây tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, bởi đơn thuần đó chỉ quá trình giảm căng thẳng giữa hai nước. Vẫn theo tờ báo Đảng Trung Quốc, sự phát triển của quan hệ Trung - Nga lại là “một quá trình tích cực vô giá đối với Mạc Tư Khoa”. Tờ báo khẳng định “Nga sẽ không hi sinh quan hệ Nga - Trung để phát triển quan hệ Nga - Mỹ”. Tuy nhiên, đưa ra khẳng định trên trong thời điểm này vẫn là quá sớm khi ông Trump vẫn chưa dứt khoát về các chính sách và mối quan hệ giữa Mỹ và các cường quốc như Nga và Trung Quốc sau khi ông nhậm chức. thế, hiện tại, cả Nga Trung Quốc vẫn đang thận trọng “thăm dò” những động thái của Tổng thống đắc cử Trump để đưa ra những bước đi thích hợp. Chỉ có một điều chắc chắn là, chính phủ Trung Quốc và Nga lúc này đều muốn “gần gũi” hơn với chính quyền Tổng thống đắc cử Trump.

Nhìn lại lịch sử, cách đây 45 năm (ngày 14/2/1972), Tổng thống Richard Nixon và Cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger đã có nhiều cuộc thảo luận về tương quan bộ tam Mỹ - Trung - Nga. Kissinger, người từng mật sang Bắc Kinh trước đó để chuẩn bị cho chuyến đi của Tổng thống, nói rằng so với Nga, người Trung Quốc “nguy hiểm không kém và trên thực tế, đến một giai đoạn lịch sử nào đó, họ còn nguy hiểm hơn”. Lúc bấy giờ, Kissinger còn nói: “Sau 20 năm nữa,


 

người kế nhiệm tôi, nếu đấy là người sáng suốt thì ông ấy phải chuẩn bị để Mỹ ngả dần về phía Nga nhằm chống lại Trung Quốc”. Kissinger khẳng định rằng Mỹ, vì đang tìm cách lợi dụng sự thù địch giữa Moskva và Bắc Kinh, nên “cần phải nhảy vào trò chơi cân bằng quyền lực này, không được một xúc động nào”. Lúc ấy, Kissinger nhắc nhở, chúng ta cần Trung Quốc để uốn nắn người Nga và đưa người Nga vào kỉ luật, nhưng tương lai, tình hình có thể xoay sang hướng ngược lại.

Vậy là sau 45 năm Nixon đột phá quan hệ với Trung Quốc, kỳ này, Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ sẽ thực hiện lời khuyên của Kissinger? Tổng thống mãn nhiệm Obama từng cố gắng làm cho việc “xoay trục” sang châu Á trở thành hòn đá tảng trong chính sách ngoại giao của mình. Nay đến lượt Donald Trump, ông có “xoay trục” về phía Moskva và quay lưng lại đối với Bắc Kinh hay không? Bằng một loạt nhận xét trên Tweetter, với các cuộc điện đàm, phỏng vấn tuyên bố của các trợ lí, Tổng thống đắc cử Trump đã đưa ra tín hiệu về một chính sách mới, tranh thủ Nga, cứng rắn hơn với Trung Quốc. Đoạn tuyệt với tiền lệ kéo dài hàng thập kỉ, ngày 2/12, ông đã nói chuyện trực tiếp với Tổng thống của Đài Loan. Phát biểu trên chương trình “Fox News Sunday”, Trump nghi ngờ chính sách một Trung Quốc. Một chính sách đã tạo ra khuôn khổ để Washington, Bắc Kinh Đài Bắc giữ được hòa khí châu Á bao năm qua. Nay Trump cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, gian lận thương mại trong buôn bán với Mỹ và không giúp được Mỹ nhiều trong quá trình đàm phán chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG TÌNH HÌNH MỚI

 Trung tướng, PGS, TS. TRẦN THÁI BÌNH

 

Ngày 25-10-2013, Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Nghị quyết thể hiện sâu sắc sự phát triển duy nhận thức luận của Đảng về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Nghị quyết số 28-NQ/TW được ban hành trên sở thành tựu, kinh nghiệm về lý luận thực tiễn qua gần 30 năm đổi mới đất nước, nhất là kế thừa kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) trong tình hình mới. Đây Nghị quyết chuyên đề về nhiệm vụ BVTQ của Đảng ta. Trong đó, xác định rõ mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ và các giải pháp thực hiện BVTQ trong bối cảnh mới của tình hình thế giới, khu vực, hội nhập quốc tế. Chúng ta cần quán triệt sâu sắc những nội dung bản sau:

Một là, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý   của Nhà nước đối với sự nghiệp BVTQ. Đây là một nội dung quan trọng, nhân   tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp BVTQ. Trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và các thế lực thù địch tranh thủ mọi sơ hở của ta để chống phá thì việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước càng cần phải được coi trọng. Đó cũng là nhân tố bên trong quyết định sự thành bại của cách mạng, sự mất còn của chế độ XHCN ở nước ta. Nghiên cứu lịch sử và một số cuộc chiến tranh khu vực gần đây cho thấy, nguyên nhân cơ bản dẫn  tới mất ổn định của một quốc gia đều xuất phát từ vấn đề nội bộ. Nếu tình hình nội bộ ổn định, đất nước phát triển, đời sống nhân dân  được đảm bảo    cải thiện thì lòng tin vào chế độ được giữ vững và do đó các thế  lực  bên  ngoài không có cớ và thời cơ để can thiệp.

Để giữ vững tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội nói chung, sự nghiệp BVTQ nói riêng thì Đảng phải mạnh. Những năm qua, bên cạnh những mặt mạnh, công tác xây dựng Đảng còn nhiều hạn chế, mà Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã chỉ ra là: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó cả đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống”. Các hiện tượng tham nhũng, lợi ích nhóm, mất đoàn kết nội bộ,… tuy đã được khắc phục một bước, nhưng vẫn còn diễn ra, làm cho lòng tin của một bộ phận nhân dân vào Đảng, Nhà nước bị giảm sút. Do đó, Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI), khi xác định mục tiêu BVTQ, ngoài mục tiêu chung, còn nhấn mạnh các mục tiêu cụ thể trong những năm trước mắt; trong đó, mục tiêu đầu tiên “Tạo được chuyển biến rệt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước; ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Theo đó, Nghị quyết đề ra giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN là: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về công tác xây dựng Đảng, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, nhất là ở cấp chiến lược, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước; đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng công tác cán bộ, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền các cấp đối với nhiệm vụ BVTQ; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ BVTQ.

Hai là, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Trong lịch sử xã hội loài người, thời đại nào cũng vậy, dân tộc bao giờ cũng gắn liền với   một chế độ chính trị nhất định; trong đó, dân tộc có quyền lựa chọn cho  mình  một chế độ chính trị nhất định, chế độ chính trị phù hợp thì tồn tại, phát triển và được bảo vệ. Ngược lại, nếu chế độ chính trị không phù hợp, thì chính dân tộc    đó sẽ quyết định việc thay thế bằng một chế độ chính trị khác phù hợp hơn.

Đối với dân tộc ta, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, Đảng ta luôn giương cao hai ngọn cờ: độc lập dân tộc và CNXH và đã giành thắng lợi  trọn vẹn. Thực tiễn cũng đã chứng minh, chỉ có kiên định mục tiêu độc lập dân  tộc gắn liền với CNXH nước ta mới có độc lập dân tộc thực sự và sự thực trong gần 30 năm đổi mới vừa qua, CNXH đã thể hiện được tính ưu việt của nó, mặc  dù mô hình này chưa có tiền lệ trong thực tiễn và cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Những năm qua, vấn đề dân tộc luôn được Đảng ta đặc biệt coi  trọng và trên thực tế đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân, nhất là đối với kiều bào ta ở nước ngoài. Tuy nhiên, còn có ý kiến khác nhau về  mối quan  hệ giữa độc lập dân tộc và CNXH. Một số người cho rằng không cần thiết phải gắn độc lập dân tộc với CNXH. Vậy nhận thức đó đúng hay sai?

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng thông qua tổ chức đảng và đảng viên trong các tổ chức chính trị - xã hội hiện nay


Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đủ sức vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

 


Thiết chế quyền con người quốc gia trên thế giới và khuyến nghị với Việt Nam