HỒNG PHÚC
Năm 2020, những người lao động và yêu hòa bình trên thế giới sẽ kỷ niệm 103 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.
Thế kỷ 20 đã
diễn ra những sự kiện “long trời, lở đất” làm thay đổi vận mạng của hàng loạt
quốc gia, dân tộc. Một trong những sự kiện ghi đậm dấu ấn trong thế kỷ 20 và sẽ
mãi vẫn được lịch sử khắc ghi là cuộc cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại. Cuộc
Cách mạng đã làm thay đổi số phận không chỉ của nhân dân Nga mà còn của các dân
tộc thuộc địa trên thế giới, trong đó có dân tộc Việt Nam.
Đây là cuộc cách mạng lần đầu tiên trên thế giới đã
giành
chính quyền về tay nhân dân lao động một cách triệt để nhất: xóa bỏ chế độ
người bóc lột người; xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và phát triển. Đối với
nhân dân Việt Nam, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và Cách mạng tháng
Mười Nga, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy ở đây “Cẩm nang thần kỳ” là con
đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam... Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở
Liên Xô và Đông Âu, CNXH lâm vào thoái trào. Các thế lực chống đối đang hàng
ngày, hàng giờ tìm đủ trăm phương, ngàn kế hòng “kể tội” cách mạng Tháng Mười
Nga. Thế nhưng, những mưu đồ ấy cũng không thể xóa được tình cảm mà những người
có lương tri và yêu chuộng hòa bình; của nhân dân lao động trên toàn thế giới
dành cho cách mạng tháng Mười Nga. Nhiều chính phủ ở các quốc gia, nhất là ở
Châu Mỹ Latin đã tuyên bố sẽ xây dựng CNXH thế kỷ XXI tại nước mình.
Giới chính khách và học giả
trên thế giới ngày càng có những nhìn nhận, đánh giá trung thực hơn giá trị
chân lý và lịch sử của Cách mạng chủ nghĩa xã hội tháng Mười Nga vĩ đại. A.
Dinoviep, một người từng chống đối Nhà nước Xô-viết và sau đó bị ngồi tù dưới
thời Liên Xô, sống lưu vong tại Mỹ cho rằng: “Những thành tựu của chủ nghĩa
Cộng sản Xô-viết do Lênin mở đầu đã thấm vào máu thịt của loài người.... Nhờ có
cuộc cách mạng vô sản và tất cả những gì gắn liền với cuộc cách mạng đó mà nhân
loại đã được cứu thoát khỏi sự thụt lùi đáng sợ nhất, thoát khỏi sự suy tàn,
thoái hóa”. Ngài Putin - Tổng thống Nga từng phát biểu: “Những ai muốn phủ nhận
hoàn toàn những thành quả của chế độ Xô-viết, người ấy không có trái tim”. Khi
được hỏi vì sao ông ủng hộ việc sử dụng phần nhạc của Quốc ca Liên Xô cho bản
Quốc ca mới của Liên bang Nga, ngài Putin đã trả lời: "Nếu chúng ta xoá bỏ
mọi điều đã có từ trước và sau tháng 10/1917, thì có nghĩa chúng ta đã công
nhận rằng, cha ông ta đã sống một cuộc đời hoàn toàn vô nghĩa lý. Bằng cả trái
tim và trí tuệ, tôi không thể nào đồng ý thế được". Kỷ niệm 70 năm Cách
mạng tháng Mười Nga năm 2007, Ngài X.Mirônov, Chủ tịch Thượng viện Nga viết:
Đại thi hào Nga Puskin trong thư gửi Chadayep (một nhà tư tưởng và chính luận
Nga) từng viết: dẫu trong đời sống nước Nga có nhiều vấn đề làm nhà thơ đau
buồn, thậm chí bị xúc phạm, nhưng không vì bất kỳ điều gì trên thế giới này mà
nhà thơ "muốn thay đổi Tổ quốc, hay muốn có những trang sử khác với lịch
sử của tổ tiên". Nên chăng, chúng ta cần có một thái độ như vậy đối với
Cách mạng Tháng Mười 1917 và toàn bộ thời kỳ Xô viết sau đó. Ngài X.Mironop
cũng cho rằng "Hoà bình cho các dân tộc", "Ruộng đất cho nông
dân", "Bánh mỳ cho người đói", "Tự do cho người nô
lệ"... Ai có thể nói tự thân những câu khẩu hiệu phản ánh nhu cầu của đại
đa số quần chúng này lại không đúng và thấu đạo lý? Không thể không nói thêm:
Người Nga hôm nay vẫn luôn bày tỏ, vẫn tin vào CNXH, họ đồng loạt ký vào lời
kêu gọi giữ thi hài Lênin trong Quảng trường Đỏ, để chiến hạm Rạng Đông tiếp
tục neo đậu trên sông Neva, để những ngôi sao đỏ vẫn sáng trên những ngọn tháp
Điện Cremli, biểu tượng Búa liềm còn mãi trên ngọn cờ Chiến thắng...”. Một cuộc thăm dò dư luận được tổ chức
vào ngày 12 tháng 01 năm 2008 của Trung tâm Phân tích Levada đã cho thấy: 57% số người
dân Nga được hỏi ý kiến cho rằng: cách mạng tháng Mười Nga đã đem lại lợi ích
cho nhân dân Nga. 26% người được hỏi tin tưởng: cách mạng đã mở ra một kỷ
nguyên mới trong lịch sử nước Nga. 31% cho rằng Cách mạng đem đến sự nhảy vọt
cho nền kinh tế và xã hội Nga. Trong khi đó, số người cho rằng Cách mạng tháng
mười kìm hãm sự phát triển của nhân dân chỉ có 16%. Những người cho Cách mạng
tháng Mười Nga là một tai họa đối với họ chỉ có 15%.
Cách mạng Tháng Mười Nga đã
lật đổ quyền lực thống trị của giai cấp tư sản; giành chính quyền về tay nhân
dân lao động, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng xã hội công bằng, dân
chủ; mang lại cho nhân dân lao động cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây là lần đầu
tiên trong lịch sử nhân loại, nhân dân lao động từ người làm thuê, từ nô lệ trở
thành người làm chủ vận mệnh của chính mình. Sự thành công nhanh chóng và triệt
để của Cách mạng Tháng Mười Nga chứng tỏ quy luật khách quan của sự vận động
phát triển không ngừng. Đó là thế giới sẽ đi từ hình thái xã hội này sang hình
thái xã hội khác tiến bộ hơn. Chứng minh một thực tế là CNXH đã hoàn toàn phủ
định về nguyên tắc đối với CNTB, chứng tỏ chân lý và sức sống vĩ đại của Chủ
nghĩa Mác. Đây là lần đầu tiên những người vô sản đã vận dụng thành công lý
luận của Chủ nghĩa Mác vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể ở một quốc gia. Đây cũng là
lần đầu tiên trong lịch sử CNXH hiện thực chính thức ra đời. Năm 2005 khi đọc
Thông điệp Liên bang, Tổng thống Nga Putin nói: “Liên Xô tan rã là tai họa
chính trị nghiêm trọng nhất của thế kỷ 20. Đối với nhân dân Nga, đó là một bi
kịch thực sự”.
Lịch sử thế giới trước khi
Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra đã từng diễn ra rất nhiều các cuộc cách mạng
lớn. Thế nhưng cuối cùng cái mà các cuộc cách mạng ấy đem lại chỉ là cách
chuyển từ hình thức bóc lột này sang hình thức bóc lột khác. Cách mạng Tháng
Mười Nga khác về bản chất hoàn toàn so với các cuộc cách mạng trước đó bởi nó
xóa bỏ và thủ tiêu tất cả mọi hình thức bóc lột. Nhân loại sẽ không bao giờ
quên ơn đối với Cách mạng Tháng Mười Nga. Chính Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm
biến chuyển cục diện thế giới, làm cho chủ nghĩa đế quốc (CNĐQ) phải điều chỉnh
và thay đổi. Những ai đã đọc “Túp lều Bác Tôm” hẳn không thể nào cầm nổi nước
mắt trước số phận của những người nô lệ dưới chủ nghĩa đế quốc. Từ khi CNTB ra
đời và phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, nhân loại đã phải gánh chịu vô vàn
đau thương, tang tóc mà nó gây ra. Trong bối cảnh ấy, những con người nhưng
không được quyền làm người, bị đối xử như súc vật, bị mua đi bán lại, sống một
cuộc đời cùng khổ tối tăm trước sự bóc lột tàn bạo, dã man của CNĐQ. CNĐQ cũng
chính là kẻ đầu sỏ đã gây ra bao cuộc chiến tranh xâm chiếm thuộc địa, tranh
giành thị trường, gây ra cái chết của hàng trăm triệu người.
Chừng nào thế giới vẫn còn
đầy rẫy bất công, chừng nào mà những người lao động vẫn còn bị bóc lột và đối
xử tàn tệ, khi ấy, lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn còn nguyên giá
trị. Thế giới sẽ tiếp tục đổi thay, nhưng lý tưởng cao đẹp mà Cách mạng Tháng
Mười Nga vạch ra hơn một trăm năm trước vẫn là khát vọng, là ước mơ cháy bỏng
của loài người, vẫn sống mãi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét