Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022

Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Thăng trầm theo dòng lịch sử, văn hóa


 Quan hệ Mỹ - Trung Quốc: Thăng trầm theo dòng lịch sử, văn hóa: Sách chuyên khảo / Nguyễn Thái Yên Hương (ch.b), Nguyễn Thanh Hải, Lê Thị Ngọc Hân,…. - H. : Chính trị quốc gia, 2021. - 335 tr. ; 24 cm.

Cuốn sách trình bày khái quát mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc thời kỳ trước khi quốc dân đảng nắm quyền (trước năm 1921); thời kỳ Trung Hoa Dân Quốc (1921-1949); từ khi nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời đến khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (1949-1979); từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao đến khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1979-1991).

1. Quan hệ ngoại giao      2. Lịch sử        3. Mỹ        4. Trung Quốc

ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH TRONG TÂM


 Đường Hồ Chí Minh trong tâm / Nguyễn Minh Hải. - Tp. HCM. : Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2021. - 276 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách tập hợp các bài viết về quá trình ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, chân lý của Người là kim chỉ nam, lựa chọn tất yếu cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam và luôn là định hướng của hiện tại và trong tương lai: Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường cứu nước, sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam của Hồ Chí Minh, Le Pari, một tờ báo đặc sắc do Nguyễn Ái Quốc sáng lập, từ vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông nghĩ về sức hút của một lãnh tụ - một nhà văn hoá...

1. Hồ Chí Minh, 1890 - 1969        2. Sự nghiệp        3. Hoạt động cách mạng

THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA NGƯỜI DO THÁI


 Thuật lãnh đạo của người Do Thái: Phương pháp thực tế để tạo dựng doanh nghiệp vững mạnh / Erica Brown; Người dịch: Thế Anh. - Thanh Hóa : Thanh Hóa, 2021. - 352 tr. ; 21 cm.

Cuốn sách bao gồm những câu chuyện thực tế để học hỏi tư duy lãnh đạo, tầm nhìn của người Do Thái: Mang tính Do Thái vào thuật lãnh đạo, định nghĩa về lãnh đạo, chúng ta đang lãnh đạo ai? tuổi tác, dân tộc và cộng đồng....

1. Lãnh đạo      2. Người Do Thái         3. Doanh nghiệp

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường gắn liền với đoàn kết, hợp tác quốc tế trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc


Đa dạng tôn giáo và đời sống tự do tôn giáo ở Cộng hòa Liên bang Đức

 


Tư tưởng về giải phóng phụ nữ của Simone De Beauvoir và ý nghĩa của nó với việc thực hiện bình đẳng giới ở Việt Nam


Biến đổi Tin lành ở Việt Nam: Từ niềm tin đến thực hành hướng đích xã hội

 


Văn hóa với việc hình thành các hệ chuẩn mực xã hội với mục tiêu kiến tạo xã hội vì phát triển bền vững

 


PHÁT TRIỂN BAO TRÙM NHẰM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

 Nguyễn Thị Loan Anh

TCCSĐT - Phát triển bao trùm là gắn kết phát triển về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường nhằm bảo đảm phát triển bền vững của đời sống xã hội và tất cả mọi người. Nói cách khác là muốn phát triển bao trùm cần phải phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, văn hóa, con người và môi trường.

Về phát triển bền vững gắn với phát triển bao trùm

Từ năm 2000, trước một thiên niên kỷ mới, Liên hợp quốc rất coi trọng phát triển bền vững. Chương trình phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc giai đoạn 2001 - 2015 gồm 8 mục tiêu: xóa cực nghèo và đói; đạt phổ cập giáo dục tiểu học; ... bảo đảm sự bền vững về môi trường và phát triển mối quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển. Các mục tiêu phát triển bền vững còn được mở rộng trong Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc trong giai đoạn 2016 - 2030 với 17 mục tiêu gồm 169 chỉ tiêu cụ thể; trong đó coi trọng các mục tiêu: kết thúc đói nghèo; cải thiện sức khỏe và giáo dục; bình đẳng giới; ... chống biến đổi khí hậu; thúc đẩy xã hội hòa bình và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.

Từ thực tiễn thực hiện khá thành công Chương trình phát triển thiên niên kỷ giai đoạn 2001 - 2015 và đang tích cực triển khai thực hiện Chương trình phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2030, có thể thấy, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở phát triển bao trùm cần bao quát được các nội dung cơ bản sau:

Một là, phát triển bền vững về kinh tế.

Bảo đảm cơ hội được chia sẻ một cách bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thực hiện quyền sử dụng hợp pháp, hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động sinh kế. Mục đích là không tập trung mang lại lợi nhuận cho thiểu số, không để ai lại phía sau, mà tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người dân trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.

Hai là, phát triển bền vững về xã hội - văn hóa - con người.

          Bảo đảm đời sống xã hội - văn hóa của con người hài hòa giữa xã hội dân chủ với kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội; bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn. Mục đích là bảo đảm công bằng xã hội và phát triển con người theo chỉ số phát triển con người (HDI) bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa, nhằm phát triển bền vững đời sống xã hội của con người và tái sản sinh các thế hệ người. Đây là tiêu chí cao nhất và quán xuyến quá trình phát triển bao trùm nhằm phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.

Ba là, phát triển bền vững về môi trường.

Bảo đảm chất lượng môi trường sống của con người thông qua sự trong sạch và bền vững về không khí, nước, đất, tài nguyên đất, không gian địa lý, cảnh quan tự nhiên. Chất lượng của các yếu tố này luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch. Bởi vì, các quá trình này, ở mức độ khác nhau, đều làm biến động môi trường, tác động tiêu cực đến điều kiện tự nhiên và môi trường sống của con người.

 Về tình hình phát triển bao trùm nhằm phát triển bền vững ở Việt Nam trong những năm gần đây

Trong giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam đã thực hiện Chiến lược phát triển bền vững thông qua việc bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Cho đến nay, quá trình tổ chức triển khai, thực hiện Chiến lược phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020, đạt được một số kết quả đáng khích lệ; từ đó thúc đẩy phát triển theo hướng bao trùm; cụ thể:

Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở Hàn Quốc, Singapore và bài học đối với Việt Nam

 


Không thể phủ nhận những bước tiến về quyền con người của Việt Nam

 


HIỂU ĐÚNG VỀ BẢN CHẤT CỦA CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

 Nguyễn Vĩnh Thắng

Một trong những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" được Nghị quyết Trung ương khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ ra là “cổ xúy cho tư tưởng dân chủ cực đoan”. Một nguyên nhân dẫn đến biểu hiện ấy là hiểu không đúng về bản chất chế độ dân chủ của ta. Đấu tranh ngăn chặn những biểu hiện sai trái và những nhận thức lệch lạc ấy là việc làm không thể xem nhẹ trong tình hình hiện nay.

Ảnh minh họa. Nguồn: baodatviet.vn

Sinh thời, vận dụng lý luận Mác-Lênin về dân chủ vào điều kiện cụ thể của nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều bài viết, bài nói về vấn đề dân chủ, về xây dựng nền dân chủ nhân dân ở nước ta. Trong đó, đã thể hiện nhất quán, sâu sắc, toàn diện những tư tưởng của Người về dân chủ, về bản chất của chế độ dân chủ, về xây dựng nền dân chủ ở nước ta. Người coi “Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân"(1) và Người đã gắn chặt độc lập dân tộc với dân chủ, với tự do, hạnh phúc của nhân dân. Người nói: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(2).

Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân phải được thể hiện ở địa vị làm chủ, quyền được làm chủ và quyền lợi của nhân dân trong nền dân chủ nhân dân. Hồ Chí Minh cho rằng, “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân”(3). “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”(4).

Dân chủ nghĩa là mọi lợi ích về vật chất và tinh thần mà Đảng và Nhà nước đem lại phải phục vụ cuộc sống của nhân dân. Dân là chủ còn được thể hiện trong quyền hạn của nhân dân. Dân là người có quyền hạn và trách nhiệm trong công cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dân là người cử ra chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Địa vị và quyền lợi của nhân dân trong nền dân chủ nhân dân phải được bảo đảm trên tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội và phải được thể hiện ở mọi tầng lớp nhân dân, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên, phụ nữ và ở các dân tộc, tôn giáo… Muốn bảo đảm địa vị và quyền lợi của nhân dân, muốn nhân dân thực sự được dân chủ và được làm chủ thì phải chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.