Thứ Hai, 5 tháng 7, 2021

BÁC HỒ TỚI THĂM CÁC CHÁU ĐÓ!

 

Ngày 31-5-1959, Bác Hồ ra thăm đảo Cát Bà, vào một xóm chài. Một đoàn thuyền đi đánh cá đêm về vừa cập bến, cá trắng đầy khoang. Bác dừng lại giơ tay chào bà con rồi quay lại bảo đồng chí Bí thư Huyện ủy Cát Bà đi sau:

– Trời sa mù thường hay lắm cá.

– Vâng ạ.

– Mùa này thường nhiều cá đẻ phải không chú?

– Vâng ạ.

– Ở đây đã có thuyền lắp máy để đánh cá chưa?

– Dạ thưa Bác, chưa có ạ.

Bác nói:

– Rồi đây phải đưa máy móc vào nghề cá. Đảng và Chính phủ sẽ giúp đỡ bà con sắm thêm thuyền lưới tốt hơn.

Bác vào một gia đình đánh cá ở đầu xóm. Người lớn đi vắng cả, chỉ có một em gái nhỏ đang ngồi nấu cơm. Bác hỏi em nhỏ:

– Bố mẹ cháu đi đâu?

Em bé đứng dậy, lễ phép thưa:

– Bố cháu đi đánh cá, mẹ cháu ra chợ ạ.

Thứ Sáu, 2 tháng 7, 2021

Tuyên ngôn Độc lập - Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại

 


Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản – Cương lĩnh mang giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của giai cấp vô sản và các chính đảng cách mạng toàn thế giới

 


QUYỀN CON NGƯỜI GẮN VỚI QUYỀN DÂN TỘC CƠ BẢN VÀ THUỘC PHẠM VI CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

 Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

(ĐCSVN) Có thể khẳng định, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong việc bảo đảm quyền con người trong tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến, Việt Nam đã trở thành một nước độc lập có chủ quyền, có quyền dân tộc tự quyết, quyền lựa chọn quyết định thể chế chính trị của mình. Người dân có quyền tham gia vào việc xây dựng và quyết định các quyết sách của đất nước. Quyền bầu cử, ứng cử, ngày càng được phát huy.

Ngoài tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam, còn có các tổ chức chính trị-xã hội và hàng trăm tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo lứa tuổi, giới tính, lĩnh vực nghề nghiệp hoạt động thu hút hàng chục triệu hội viên tham gia. Mọi tư tưởng và chính kiến khác nhau được tự do đề đạt có tổ chức.

Quyền tự do báo chí, tự do hội họp theo quy định của pháp luật được tôn trọng. Với số đầu báo, tạp chí tăng nhanh, thông tin đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân. Hệ thống phát thanh, truyền hình phát triển nhanh, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đài phát thanh, truyền hình, với trên 95% số xã được phủ sóng truyền hình, gần 99% số xã được phủ sóng phát thanh.

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Các dân tộc được đảm bảo bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển; được tạo cơ hội phát triển như nhau, được duy trì tiếng nói và chữ viết riêng, bảo tồn văn hoá truyền thống. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được nâng cao.

Quyền khiếu nại, tố cáo được đảm bảo; quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được bảo vệ tính mạng sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người dân luôn được tôn trọng.

Xây dựng thể chế nhà nước Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới

 


PHẢI CHĂNG NGUỒN NHÂN LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ LÀ QUAN TRỌNG NHẤT

 

ĐỂ TẤT CẢ QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC THUỘC VỀ NHÂN DÂN

Danh Sơn

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, thời gian qua, cả hệ thống chính trị tham gia vào cuộc đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thực thi quyền lực nhà nước, để “nhốt quyền lực vào trong lồng cơ chế, luật pháp”(1) nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước thực sự thuộc về nhân dân. Thực tế trong những năm qua khẳng định, đó không phải là khẩu hiệu suông, càng không phải là việc “triệt hạ phe phái”, như các thế lực thù địch đã rêu rao, xuyên tạc.

Sinh thời, khi nói về bản chất nhà nước mà chúng ta đang xây dựng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Ngay ở Điều 1, Hiến pháp năm 1946, Bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo soạn thảo, đã khẳng định: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái, trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Người nhấn mạnh: Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Do vậy có quyền nhân dân trực tiếp làm, trực tiếp thực hiện; có quyền nhân dân giao hay ủy quyền cho một tổ chức, một nhóm người hoặc cho một người thực hiện để thực hiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Để chống lại tình trạng lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân, đòi hỏi các cơ quan Đảng, Nhà nước và cán bộ phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Đảng, của nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ là cái gốc của mọi công việc: “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(2). Khi có đường lối đúng thì khâu quyết định là lựa chọn đúng cán bộ. Người căn dặn các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức: “Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”(3). Để bảo đảm yêu cầu đó, một trong những điều kiện tiên quyết là phải thiết lập cơ chế bầu cử thực chất, phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của nhân dân khi bầu ra thành viên các cơ quan dân cử. 

CÁC NƯỚC NHỎ TRONG HỆ THỐNG QUỐC TẾ

Quỳnh Mai - Quang Chinh

 

LTS: Quan hệ giữa nước lớn - nước nhỏ luôn một trong những vấn đề căn bản nhất trong nghiên cứu quan hệ quốc tế. Trong hoàn cảnh "vô chính phủ" của hệ thống quốc tế hiện đại, các nước lớn với sức mạnh kinh tế, quân sự vượt trội luôn đe dọa sự tồn vong của các nước nhỏ. Vậy, các nước nhỏ phải làm trước những thách thức nghiêm trọng về an ninh lợi ích quốc gia như vậy? Trong bài viết riêng dành cho TG&VN, dựa trên các lý thuyết của quan hệ quốc tế, đặc biệt chủ nghĩa hiện thực, TS. Rob Kevlihan đã đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên.

Sự phát triển lý luận của Đảng ta về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa